Tự động hóa vận hành kho hàng: động lực, rào cản và xu hướng cho những năm tiếp theo
>
>
Tự động hóa vận hành kho hàng: động lực, rào cản và xu hướng cho những năm tiếp theo

Tự động hóa vận hành kho hàng: động lực, rào cản và xu hướng cho những năm tiếp theo

Tự động hóa kho hàng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nguyên nhân phần lớn do tình trạng thiếu lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng và sự phát triển của thương mại điện tử. Tuy nhiên, bất chấp nhu cầu rõ ràng về tự động hóa và những lợi ích đã được chứng minh của nó, tiềm năng của việc ứng dụng tự động hóa vẫn chưa được khai thác.

Bài báo cáo về Xu hướng tự động hóa kho hàng năm 2023 với sự tham gia của hơn 1.000 chuyên gia chuỗi cung ứng trong các ngành, bao gồm ô tô, hậu cần bên thứ ba (3PL), hàng tiêu dùng, sản xuất, thương mại điện tử và bán lẻ đã xác định các động lực thúc đẩy chính đối với tự động hóa kho hàng, những trở ngại cản trở việc áp dụng và xu hướng tự động hóa mà chúng ta sẽ thấy trong năm nay.

Nguyên nhân đằng sau sự thúc đẩy tự động hóa

Các nhà kho, một trong những liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng và là trung tâm lưu trữ và vận chuyển, đang thiếu nhân lực trầm trọng. Theo báo cáo của Deloitte (2023), 57% trên tổng 2000 doanh nghiệp được khảo sát báo cáo rằng, tìm kiếm nhân sự là một trong những thách thức lớn nhất của việc quản lý chuỗi cung ứng. 56% các doanh nghiệp cũng quan ngại về vấn đề thiết hụt nhân công có kỹ năng (Freightwaves, 2023). Nhìn chung, thị trường thiếu nhân lực từ 10% đến 25%, trong đó nhân viên xử lý vật liệu và tài xế xe nâng chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức 34% và 31%.

Sự thiếu hụt lao động là động lực thúc đẩy tự động hóa được nhắc đến nhiều nhất trong báo cáo bởi 25% số người trả lời khảo sát, nhưng đó không phải là động lực duy nhất. Người tham gia khảo sát – gồm các giám đốc chuỗi cung ứng, CTO và giám đốc điều hành về tài chính, nhân sự và CNTT – cũng xác định sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang tiếp diễn (22%) và xu hướng mua hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) ngày càng tăng (18%). Tái bảo vệ sản xuất (15%), xu hướng phát triển của doanh nghiệp (12%) và các vấn đề về tỷ lệ hoàn thiện đơn hàng (8%) cũng được nhắc đến. Và một yếu tố khác đang dần xuất hiện là dân số già — ví dụ đến năm 2034, số người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ sẽ đông hơn trẻ em dưới 18 tuổi.

Tự động hóa có thể giúp giải quyết những vấn đề trên một cách đáng kể. Đa số các chuyên gia đã thực hiện tự động hóa trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cho biết tự động hóa đã mang lại lợi ích tích cực, với 70% nhận xét rằng tự động hóa đã giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc của nhân công, và hơn 50% xác nhận tự động hóa đã nâng cao kỹ năng của nhân viên và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Hơn 85% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch triển khai một số giải pháp tự động hóa vận hành trong năm tới. Tuy vậy, mặc cho những lợi ích không thể chối bỏ của tự động hóa, vẫn còn những khó khăn đang ngăn cản việc triển khai tự động hóa của các doanh nghiệp. Thực tế, 76% công ty trong cuộc khảo sát chưa bao giờ triển khai phương tiện tự động dẫn đường (AGV) và 70% chưa bao giờ triển khai robot di động tự động (AMR).

Rào cản cản trở việc áp dụng rộng rãi tự động hóa 

Sự quan ngại, lưỡng lự của các nhà sản xuất trong việc triển khai các giải pháp tự động hóa thường chủ yếu dựa trên những lo ngại về chi phí. Việc đầu tư một khoảng ngân sách lớn (41%) và lo ngại về tỷ suất hoàn vốn (40%) chính là những yếu tố lớn nhất ngăn cản kế hoạch tự động hóa được các doanh nghiệp nhắc đến. Hơn nữa, trước đây, chi phí/ROI cũng từng được xem là rào cản hàng đầu, với 54% doanh nghiệp nói rằng yếu tố này đã cản trở các kế hoạch triển khai trước đó. Các rào cản cho việc ứng dụng rộng rãi tự động hóa khác bao gồm quản lý đào tạo và thay đổi, triển khai, tích hợp, quy trình, không gian, sự gián đoạn công việc cũng như nỗi lo ngại và sự không chắc chắn về lợi ích của tự động hóa.

Nghiên cứu cho thấy, hầu như tất cả các rào cản cho việc tự động hóa đều có mối tương quan nghịch với quy mô doanh nghiệp, ngoại trừ chi phí/ROI. Nhìn chung, các rào cản tự động hóa này có ảnh hưởng nhiều hơn lên các doanh nghiệp quy mô nhỏ với ít tài nguyên, nhưng yếu tố chi phí/ROI lại có xu hướng ngược lại: doanh thu của công ty càng lớn thì việc cân nhắc ngân sách và chi phí/ROI càng trở thành trở ngại. Có một vài yếu tố có thể góp phần vào điều đó.

Một là ROI chiến lược dài hạn so với ROI ngắn hạn. Những người ra quyết định tại các công ty lớn có thể chịu nhiều áp lực hơn trong việc chứng minh lợi nhuận ngắn hạn cho đơn vị kinh doanh của họ. Các công ty nhỏ hơn có thể có nhiều cơ hội hơn để coi tự động hóa là một khoản đầu tư chiến lược, dài hạn và tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Hai là các mô hình chi phí vốn (CapEx) so với chi phí hoạt động (OpEx). Các công ty lớn có thể bị ràng buộc với các mô hình chi phí vốn lỗi thời đang trì hoãn việc áp dụng tự động hóa nhanh chóng trên quy mô lớn.

Ba là sự nhấn mạnh vào giá trị đã được chứng minh. Một công ty có kỷ luật tài chính có thể hoài nghi về các công nghệ mới, những công nghệ này phải chứng minh được giá trị của chúng đối với môi trường của công ty đó tốt hơn, phù hợp hơn so với các công nghệ hoặc quy trình hiện có.

Xu hướng cho những năm tiếp theo

Bất chấp các rào cản đối với việc áp dụng, các nhà lãnh đạo ngành đang bắt đầu ưu tiên tự động hóa, tìm cách sớm đưa robot và các công nghệ quản lý, vận hành nhà kho khác vào hoạt động. Dựa trên dữ liệu trong cuộc khảo sát, đây là năm xu hướng hàng đầu cho năm 2023 và có thể là những năm tiếp,

    1. Vì việc thiếu internet tốc độ cao, an toàn là trở ngại công nghệ lớn nhất đối với tự động hóa, nên các công ty sẽ ưu tiên cho mạng không dây 5G. Trên thực tế, 41% số người tham gia khảo sát — và gần 50% số người trong lĩnh vực sản xuất — có kế hoạch áp dụng 5G trong vòng 12 tháng tới.
    2. Các tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng đang tìm cách chuẩn hóa các hệ thống quản lý kho hàng (WMS) hoặc hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) khác nhau trên các hệ thống dựa trên đám mây hiện đại. 38% nhà kho đang lên kế hoạch nâng cấp trong 12 tháng tới.
    3. Hàng tiêu dùng, ô tô và hậu cần bên thứ ba (3PL) sẽ tiếp tục dẫn đầu trong việc áp dụng tự động hóa, trong khi ngành bán lẻ tụt lại phía sau.
    4. Tình trạng thiếu lao động sẽ thúc đẩy quá trình tự động hóa trong các vai trò di chuyển pallet, với việc lấy thùng hàng thể hiện tiềm năng tự động hóa lớn nhất.
    5. Mặc dù rô-bốt, thiết bị xử lý vật liệu (MHE) dành cho tải trọng cỡ pallet vẫn đang ở giai đoạn phát triển đầu, nhưng 31% cơ sở được khảo sát có kế hoạch triển khai MHE vào năm 2023 và gần 70% đã dành một số ngân sách cho các giải pháp MHE mới trong năm tới .

Một tương lai của sự tự động hóa

Những người lãnh đạo, quản lý kho hàng phải đối mặt với một số trở ngại thực sự trong việc hướng tới việc áp dụng rộng rãi tự động hóa và người máy. Nhưng những lý do để tự động hóa — cũng như những lợi ích — khiến nó rất đáng để đầu tư. Tự động hóa là điều cần thiết để một công ty duy trì tính cạnh tranh, đó là lý do tại sao thị trường tự động hóa kho hàng toàn cầu được dự đoán sẽ mở rộng lên 69 tỷ USD vào năm 2025.

Liên hệ TSL ngay để nhận tư vấn miễn phí những giải pháp tự động hóa vận hành chuỗi cung ứng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. TSL sở hữu một đội ngũ giàu chuyên môn và kinh nghiệm có thể tư vấn và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, bắt kịp xu hướng của thị trường. Bất kể lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn là gì, loại hàng hóa hay thị trường chính của bạn là gì, quy mô của bạn lớn hay nhỏ, TSL đều có các giải pháp giải quyết khó khăn của bạn.

Nguồn: Supply Chain Brain

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon