Lựa chọn thiết bị mã vạch phù hợp – 16 điều cần lưu ý (Phần 2)
>
>
Lựa chọn thiết bị mã vạch phù hợp – 16 điều cần lưu ý (Phần 2)

Lựa chọn thiết bị mã vạch phù hợp – 16 điều cần lưu ý (Phần 2)

Sau khi đã nắm 8 điều cần lưu ý khi lựa chọn thiết bị mã vạch phù hợp, hãy cùng TSL tìm hiểu về 8 điều quan trọng không kém nhé ở phần tiếp theo này nhé!

9. Khả năng kết nối 

Hầu hết các máy quét mã vạch đều có nhiều tùy chọn kết nối như wifi, USB, Bluetooth hay chuẩn giao tiếp RS-232 

Loại cổng kết nối sẽ tùy thuộc vào thiết lập thiết bị và quy trình làm việc của bạn. Nếu bạn cần một thiết bị có thể dễ dàng di chuyển thì máy quét mã vạch không dây hoặc các loại máy cho phép kết nối với Bluetooth hoặc Wi-Fi là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn cần kết nối thiết bị với PC, máy quét có dây hoặc thiết bị quét có cổng USB và RS-232 lại là lựa chọn khá tương thích.

10. Xác định loại bàn phím cần thiết

Thiết bị mã vạch, đặc biệt là máy quét mã vạch di động  sẽ được trang bị bàn phím tích hợp trên thiết bị. Các bàn phím này cho phép người dùng nhập hoặc chỉnh sửa trực tiếp dữ liệu vào hệ thống, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc nhập dữ liệu thủ công.

Máy quét mã vạch có các tùy chọn cấu hình bàn phím khác nhau. Các lựa chọn phổ biến nhất là bàn phím chữ và số đầy đủ, bàn phím số, bàn phím chữ cái và bàn phím chức năng lập trình. Việc lựa chọn loại phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của máy quét.

Ngoài ra, một số máy quét mã vạch cung cấp bàn phím rời có thể thay thế tại hiện trường, nghĩa là người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các cấu hình bàn phím khác nhau. Đây là một tính năng tuyệt vời mà bạn có thể cân nhắc khi ​​có nhiều kiểu quét trong quy trình làm việc của mình.

11. Tính tương thích với phần mềm hiện có

Máy quét mã vạch được thiết kế để sử dụng kết hợp với các hệ thống quản lý, theo dõi hàng tồn kho và hay các hệ thống phục vụ cho các điểm điểm bán hàng trực tiếp. Để đảm bảo hoạt động liền mạch, hãy kiểm tra tính tương thích của thiết bị quét với phần mềm doanh nghiệp sẽ sử dụng.

Hơn nữa, một số phần mềm quản lý kho hàng chuyên dụng như WMS (Warehouse Managerment System) cho phép người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống quản lý dữ liệu và nhãn mác trực tiếp thông qua máy quét mã vạch. Do đó, nếu phần mềm bạn đang sử dụng hỗ trợ tính năng này hoặc bất kỳ tính năng chuyên dụng nào khác thì hãy đảm bảo chọn máy quét mã vạch tương thích với hệ thống đó.

12. Dung lượng pin và cổng sạc

Kiểm tra thời lượng pin của máy quét mã vạch không dây là điều vô cùng quan trọng vì dung lượng pin có thể làm gián đoạn thời gian hoạt động của cả một quy trình. Hãy tìm những máy quét có thời lượng pin phù hợp với thời gian và số ca làm việc của doanh nghiệp.

Một số máy quét mã vạch được thiết kế để có thể tách rời pin, cho phép bạn thay pin đã cạn bằng pin đã sạc đầy mà không cần tắt thiết bị. Nếu bạn cần sử dụng máy quét mã vạch trong thời gian dài, bạn nên sử dụng các máy quét có thể tách rời pin để đảm bảo tính liền mạch cho cả quy trình hoạt động.

13. Tính dễ sử dụng và các tính năng thân thiện với người dùng

Tính dễ sử dụng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi quyết định lựa chọn thiết bị mã vạch. Những thiết bị có giao diện khó sử dụng có thể dẫn đến những lỗi nhập liệu, cũng như gây khó khăn cho người dùng.

Hãy tìm những mẫu máy có các tính năng trực quan, thân thiện với người dùng như màn hình có đèn nền, đồ họa dễ nhìn dễ hiểu, hỗ trợ âm thanh và các tính năng có giá trị khác giúp quy trình làm việc.

Ngoài ra, nếu bạn đang mua một các thiết bị mã vạch cho doanh nghiệp của mình thì điều quan trọng là phải xem xét mức độ nhân viên có thể thoải mái sử dụng. Trò chuyện với nhân viên của bạn và nắm bắt các loại tính năng và kiểu dáng họ mong muốn và cảm thấy cần thiết để giúp công việc của họ dễ dàng hơn

14. Chính sách bảo hành

Không chỉ về mặt giá cả và tính năng, bạn nên xem xét thêm những chính sách bảo hành, hỗ trợ đổi trả của nhà cung cấp thiết bị mã vạch. Chính sách bảo hành có thể tùy thuộc vào từng mẫu mã và thiết kế của thiết bị và chính sách của nhà cung cấp. Chính sách bảo hành thưởng nên bao gồm cam kết bảo hiểm cho việc đổi trả thiết bị hư hỏng, móp méo, v.v… hoặc các dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, lắp đặt, thay thế chi tiết máy.

Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp bảo hành phụ tùng và hỗ trợ kỳ thuật một năm kể từ ngày mua. Một số nhà sản xuất máy quét mã vạch cũng cung cấp các gói bảo hành mở rộng có tính phí.

Kiểm tra chính sách bảo hành trước khi mua hàng sẽ giúp đảm bảo rằng bạn nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền bỏ ra và cũng yên tâm hơn trong trường hợp có sự cố, đảm bảo được vòng đời lâu dài của sản phẩm.

15. Chính sách hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp cũng là yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi lựa chọn thiết bị mã vạch. Nhà cung cấp uy tín sẽ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm giúp bạn nhận được câu trả lời cho bất kỳ thắc mắc về sản phẩm và đảm bảo rằng mọi vấn đề đều được giải quyết nhanh chóng.

Hầu hết các bên cung cấp đều có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật qua email, điện thoại cũng như có các hướng dẫn sử dụng và khắc phục sự cố. Hãy nhớ kiểm tra dịch vụ hỗ trợ có sẵn từ họ trước khi mua hàng để bạn đảm bảo nhận được dịch vụ hậu mãi tốt nhất nhé.

16. Giá cả của thiết bị

Giá cả là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xem xét đến khi đầu tư cho bất kỳ hoạt động nào phục vụ cho doanh nghiệp. Giá của máy quét mã vạch có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu tùy thuộc vào tính năng và khả năng của thiết bị.

Xác định ngân sách, tìm các mẫu mã thiết bị cung cấp tất cả các tính năng bạn cần mà vẫn nằm trong ngân sách. Hãy nhớ so sánh giá giữa các thương hiệu mẫu mã, nhà cung cấp khác nhau để đảm bảo bạn nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền mình bỏ ra.

 

Vậy tìm thiết bị quét mã vạch ở đâu?

Sau khi đi qua những yếu tố bạn cần biết trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho doanh nghiệp của mình máy đọc mã vạch phù hợp. Câu hỏi tiếp theo của bạn có phải là: “Tôi cần tìm thiết bị quét mã vạch ở đâu?” đúng không. 

Giữa thị trường đa dạng hiện nay, TSL tự hào có thể hỗ trợ bạn một loạt máy quét mã vạch đáng tin cậy, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều điều kiện, môi trường vận hành. 

Tại TSL với nhiều mẫu thiết bị có dây/không dây có thể được sử dụng để quét mã vạch từ cửa hàng bán lẻ, kho lưu trữ hàng, kho sản xuất và rất nhiều lĩnh vực khác. Những mẫu máy quét mã vạch tại TSL đều được kiểm định và đảm bảo thông số về độ bền, rơi vỡ cũng như khả năng đáp ứng vận hành linh hoạt, ít bảo dưỡng. 

Từ các mẫu máy quét mã vạch thông thường, máy quét mã vạch chuyên dụng trong kho, máy quét cảm biến cố định, máy quét mã vạch không dây, máy quét mã tốc độ cao RFID,… tất cả được cung cấp và sản xuất bởi các thương hiệu hàng đầu thế giới như Zebra Honeywell

Ngoài ra, TSL còn cung cấp toàn diện các thiết bị hỗ trợ cho kho của bạn như máy in mã vạch để bàn, máy in mã vạch công nghiệp. Cùng với đó là những vật tư quan trọng trong kho hàng như label, mực in, rack kệ, carton, pallet… với giá cả tối ưu và chính sách bảo hành và hỗ trợ tốt nhất. 

Vậy còn chờ gì nữa?

Liên hệ ngay với TSL để trực tiếp trải nghiệm hiệu quả sức mạnh công nghệ từ máy quét mã vạch hàng đầu thế giới. 

TSL sở hữu một đội ngũ giàu chuyên môn và kinh nghiệm có thể tư vấn và giúp bạn triển khai các dự án, phần mềm phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình, bất kể lĩnh vực hoạt động, loại hàng hóa, thị trường, hay quy mô của doanh nghiệp bạn là gì. 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon