Giao hàng chặng cuối: Thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử
>
>
Giao hàng chặng cuối: Thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử

Giao hàng chặng cuối: Thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử

Ngày nay, thương mại điện tử (e-commerce) đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa tiêu dùng. Thương mại điện tử đang khiến người tiêu dùng dần ưa chuộng và chuyển sang hình thức mua hàng và thanh toán trực tuyến, đồng thời nhu cầu về nhận hàng tận nơi. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường eMarketer (Hoa Kỳ), doanh thu thương mại điện tử bán lẻ toàn cầu ước đạt trên 5.700 tỷ USD năm 2022, và dự báo sẽ bứt phá ở mức 6.300 tỷ USD vào năm 2023.

Những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thương mại điện tử (e-commerce) có thể kể đến như: thiết kế giao diện thân thiện, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, chiến lược tiếp thị – quảng bá, tăng tốc độ tư vấn – xử lý vấn đề, vận chuyển và giao nhận chặng cuối… Trong các yếu tố kể trên thì giao hàng chặng cuối (last-mile delivery) mang yếu tố quyết định.

Giao hàng chặng cuối (Last-mile delivery) là giai đoạn cuối cùng trong hành trình của sản phẩm từ nhà kho đến tay khách hàng và đây thường là phần tốn kém nhất và đòi hỏi khắt khe nhất về mặt hậu cần trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Một số các thách thức trong giao hàng chặng cuối:

Tối ưu hóa tuyến đường giao hàng: Ở Việt Nam, với số lượng địa điểm giao hàng nhỏ lẻ và mạng lưới đường đô thị phức tạp, đặc biệt là các đô thị lớn như HCM, Hà Nội…khiến việc tối ưu hóa các tuyến đường giao hàng trở thành một thách thức lớn. Nếu các doanh nghiệp vận hành Ecommerce không có thiết kế các tuyến đường hiệu quả, có thể sẽ dẫn đến sự lãng phí về tài sản, nhân lực, tăng chi phí vận chuyển hoặc thậm chí xuất hiện tình trạng trễ đơn hàng so với dự kiến.

Xu hướng giao hàng hỏa tốc: Gần đây, hình thức giao hàng trong ngày hoặc thậm chí chỉ cần mất từ 2-4 tiếng để đơn hàng nằm ngay trước cửa nhà bạn là một điều không còn lạ. Việc đáp ứng các khoảng thời gian giao hàng trong thời gian ngắn đã trở thành một mong đợi của khách hàng. Điều này tạo thêm áp lực lớn đối với các hoạt động hậu cần, yêu cầu thời gian, quy trình xuất hàng và vận tải phải được thực hiện chặt chẽ trong khi vẫn phải duy trì chất lượng dịch vụ.

Ùn tắc giao thông đô thị: Dòng phương tiện giao hàng đổ vào các trung tâm thành phố đông đúc trong giờ cao điểm làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn giao thông, dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn.

Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng: Giao hàng chặng cuối ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng, vì đây là điểm tiếp xúc cuối cùng trong thương mại điện tử. Việc giao hàng trễ, gói hàng bị hư hỏng…có thể khiến khách hàng không hài lòng và lâu dài có thể dẫn đến khả năng bị mất thị phần trong tương lai.

Hướng đi nào cho Giao hàng chặng cuối ở thời điểm hiện tại?

Cải thiện hoạt động giao hàng trong giao hàng chặng cuối về cơ bản sẽ bắt nguồn từ việc lập kế hoạch hậu cần và đầu tư các chiến lược hệ thống thông minh để có được lộ trình ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhất cho giao hàng last mile của mình.

Hệ thống quản lý vận tải (TMS) được xem là một giải pháp tiềm năng hiện tại trên thị trường để giải quyết thách thức của bài toán giao hàng chặng cuối. TMS là một giải pháp phần mềm giúp quản lý, tối ưu hóa và hợp lý hóa các hoạt động vận tải, cho phép các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của đội xe và trải nghiệm của khách hàng.

Lợi ích của TMS trong việc quản lý giao hàng chặng cuối

Hiện tại, TMS sử dụng các thuật toán để tối ưu hóa tuyến đường giao hàng, giảm chi phí vận chuyển và thời gian đi lại cho tài xế. Bằng cách xem xét các yếu tố như giao thông, thời tiết và thời gian giao hàng, TMS đảm bảo lập kế hoạch tuyến đường chính xác và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, bằng việc tích hợp với các thiết bị có hỗ trợ GPS, khả năng theo dõi thời gian thực và khả năng hiển thị của các phương tiện giao hàng còn là một điểm mạnh của TMS. Nó cho phép doanh nghiệp theo dõi trạng thái của các đơn hàng/ lô hàng và chủ động với tài xế hoặc khách hàng về tiến độ giao hàng.

Với TMS, doanh nghiệp có thể gửi thông báo tự động và cập nhật trạng thái giao hàng cho khách hàng, giúp tăng tính minh bạch và giảm khả năng giao hàng trễ. Không chỉ vậy kết quả hoạt động của giao hàng chặng cuối sẽ được tổng hợp và đánh giá dựa trên hiệu suất, thời gian doanh nghiệp đặt ra. Từ đó đưa ra hướng cần cải thiện trong quy trình và hỗ trợ đưa ra quyết định nâng cao chiến lược hậu cần.

Khi thương mại điện tử tiếp tục phát triển, thách thức trong bài toán quản lý giao hàng chặng cuối vẫn là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần đặt sự ưu tiên để giải quyết. Bằng cách ứng dụng hệ thống TMS, các doanh nghiệp thương mại điện tử không chỉ có thể tối ưu hóa hoạt động giao nhận, giảm chi phí mà còn chinh phục trải nghiệm mua hàng liền mạch và thú vị cho người dùng.

*Source: tapchicongthuong.vn

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon