Những gì cần biết về “Empty miles” (Vận chuyển rỗng) trong vận tải đường bộ
>
>
Những gì cần biết về “Empty miles” (Vận chuyển rỗng) trong vận tải đường bộ

Những gì cần biết về “Empty miles” (Vận chuyển rỗng) trong vận tải đường bộ

Trong ngành vận tải hàng hóa, “vận chuyển rỗng” là quãng đường di chuyển của một container hoặc xe tải bị rỗng hàng và không có được doanh thu trên quãng đường đó. Các phương tiện vận tải thường chỉ chở hàng một chiều và chiều về thường trống.

Tuy việc thống kê để đưa ra con số cụ thể cho “vận chuyển rỗng” chưa có bởi tính chất đa dạng và phân mảnh trong ngành vận tải. Nhưng với ước tính cơ bản ở phạm vi nhỏ thì “vận chuyển rỗng” trống chiếm khoảng hơn 20% trong tổng quản đường duy chuyển trung bình của 1 tài xế container tại Mỹ. 

Có thể thấy, tình trạng “vận chuyển rỗng” không chỉ diễn ra ở quốc gia đang phát triển vận tải logistics như Việt Nam. Mà ở các quốc gia lớn, sở hữu cơ sở hạ tầng mạnh như Mỹ, Singapore, Úc,… “vận chuyển rỗng” vẫn luôn là một trong những tình trạng lãng phí phổ biến trong ngành vận tải nói chung. Tại Việt Nam, các chi phí như xăng, tiền lương tài xế, bảo trì xe … vẫn phải được bỏ ra mà không nhận được doanh thu tương ứng. Với 01 container hàng hóa thông thường, cần mất khoảng 36l dầu/100km và 1 container hàng rỗng sẽ tiêu tốn từ 25-26l dầu/100km (70%). Dễ dàng nhận ra rằng, “vận chuyển rỗng” sẽ lãng phí một lượng nhiên liệu rất lớn (gấp 1,7 lần vận tải 2 chiều).

Dù đây là khoản chi phí không mong muốn, nhưng các doanh nghiệp vận tải phải có dự toán của riêng đối với “vận chuyển rỗng” cho bất kỳ chuyến hàng nào. Và tất nhiên, điều này kéo theo việc tăng giá vận chuyển, gây áp lực về chi phí và ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Để bù đắp cho khoảng tiền đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn tăng giá vận chuyển của khách hàng. Và đồng thời, dặm trống cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường khi tăng lượng khí thải CO2 không đáng có. 

Hiện tại, lời giải cho việc giải quyết tình trạng “vận chuyển rỗng” (Empty Miles) trong ngành vận tải vẫn liên tục được các bên đưa ra. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã áp dụng các giải pháp như:

 – Hợp tác và chia sẻ nguồn lực: Các công ty vận tải có thể hợp tác với nhau để chia sẻ tài nguyên, thông tin và kết hợp lộ trình giao hàng để giảm số lượng các chuyến hàng rỗng cho chiều về và giảm số lượng phương tiện di chuyển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể liên kết với các Hub trung chuyển để tối ưu hóa quảng đường. 

 – Xây dựng chuỗi hệ thống trung tâm trung chuyển logistics (Hub): Việc xây dựng hệ thống các Hub gần khu vực thường phát sinh đơn hàng và dùng đó làm điểm phân phối phụ. Tức là sau khi các chuyến hàng đã giao cho khách hàng chính của doanh nghiệp, cả hub và doanh nghiệp vận tải khác nhau có thể tận dụng tối đa nguồn lực dư thừa. Từ đó, có thể tập kế hoạch vòng di chuyển liên tục. 

Để từng bước giảm thiểu tình trạng “vận chuyển rỗng”, các doanh nghiệp vận tải cần thường xuyên phân tích tuyến đường và mạng lưới di chuyển của doanh nghiệp, cũng như dữ liệu địa điểm của chủ hàng/tập khách hàng. Từ đó có thể lập kế hoạch di chuyển liên tục để giảm “vận chuyển rỗng”. 

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu “kế hoạch di chuyển liên tục” là gì?

Hiểu đơn giản, vận chuyển liên tục là việc doanh nghiệp kết hợp một chuỗi khách đặt hàng vận chuyển lại với nhau để điều phối và cho tài xế giao trong 1 lộ trình, nhiều khách hàng có thể nằm trong cùng 1 đơn giao. Lập kế hoạch di chuyển liên tục thường cần chú trọng đến những yếu tố như: khối lượng hàng tối thiểu/1 chuyến, tuyến đường giao khép kín, thời gian lộ trình hợp lý, nhiên liệu sử dụng, …Do đó, hãng có thể sử dụng tốt đội xe của mình, tận dụng tối đa thời gian của tài xế và lấy được mức giá vận chuyển tối ưu hơn cho tất cả các bên.  

Việc giao hàng liên tục đã được vận hành và hoạt động khá thành công đối với các doanh nghiệp B2C, đặc biệt là với lĩnh vực thương mại điện tử. Nhưng với các doanh nghiệp B2B, việc thay đổi và áp dụng “kế hoạch di chuyển liên tục” cần dựa trên các khía cạnh đặc thù và khắc khe hơn như yêu cầu của lô hàng, tính ổn định, không làm phát sinh phản ứng tiêu cực từ khách hàng… Nó không còn là việc các nhân viên điều phối tính toán thủ công để lập kế hoạch vận tải thông thường nữa. 

Việc điều phối các tuyến đường và giảm thiểu “vận chuyển rỗng” cho hoạt động vận hành logistics đòi hỏi phải nghiên cứu sâu rộng, đánh giá cẩn thận và hỗ trợ của các thuật toán tối ưu. 

Để tiếp cận những thay đổi hiệu quả hơn, nhiều doanh nghiệp hiện tại đang lựa chọn giải pháp từ hệ thống Quản lý vận tải TMS (Transportation Management System). 

Hệ thống Quản lý vận tải TMS dựa trên công nghệ điện toán đám mây và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), IoT để tự thiết kế phương thức giao nhận hiệu quả nhất cho từng chuyến giao hàng giúp tối ưu hóa quảng đường và thời gian di chuyển. Quy trình tự động của TMS không những giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận chuyển các lô hàng mà còn giúp doanh nghiệp quản lý, thống kê hoạt động vận hành. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tình trạng “vận chuyển rỗng” và tiết kiệm các chi phí liên quan.

 


TSL hiện là đơn vị triển khai Giải pháp Quản lý Vận tải TMS đáng tin cậy tại thị trường Việt Nam. Giải pháp TMS của TSL không chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển mà còn hỗ trợ khách hàng xây dựng chiến lược quản lý đội tải toàn diện. TSL hiểu rằng mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng, vì vậy hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và đề xuất giải pháp TMS tối ưu và phù hợp nhất. 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon