“Tất tần tật” về việc xếp dỡ pallet doanh nghiệp cần lưu ý
>
>
“Tất tần tật” về việc xếp dỡ pallet doanh nghiệp cần lưu ý

“Tất tần tật” về việc xếp dỡ pallet doanh nghiệp cần lưu ý

Không chỉ khác biệt về đối tượng khách hàng mục tiêu và hình thức kinh doanh, hằng ngày các doanh nghiệp B2B (Business to Business) thậm chí còn phải xử lý khối lượng hàng hóa trên mỗi lô hàng lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp B2C (Business to Customer). Vì vậy, việc xử lý đơn hàng của kho B2B đòi hỏi phải có một cách tiếp cận khác với kho B2C. Đặc biệt, để có thể quản lý việc xếp dỡ khối lượng đơn hàng lớn, nhiều SKU (đơn vị phân loại hàng tồn kho – Stock Keeping Unit) thì việc lựa chọn phương án lấy và xếp hàng trên pallet như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng cần lưu ý. 

Bản chất pallet là các kệ dùng để kê hàng hóa. Nó được thiết kế theo dạng mặt phẳng, dùng đế cố định hàng hóa bên trên. Các pallet thường được thiết kế theo đơn vị lượng tải nhất định để dễ dàng cho việc lưu trữ hoặc được nâng chuyển bởi xe nâng tay, xe nâng máy hoặc thiết bị nâng hạ khác trong kho hàng. Tùy vào từng đặc điểm riêng của hàng hoá  mà pallet có thể chứa hàng chục hoặc lên đến hàng trăm đơn vị sản phẩm.

Việc xếp dỡ các pallet hàng phù hợp không những giúp tránh xảy ra các bước phát sinh dư thừa mà còn có thể cải thiện đáng kể tốc độ và độ chính xác cho việc nhập-xếp-dỡ

Một vài thách thức của việc xếp dỡ pallet hàng thường thấy trong kho:

  • Thông tin pallet tồn, hàng nhập không chính xác: Hiệu quả của xếp dỡ hàng trên pallet phụ thuộc trực tiếp vào thông tin của lô hàng nhập. Nhân công của bạn phải có thông tin chính xác, cập nhật theo thời thời gian và tình trạng thông tin chi tiết như: số lượng pallet đang được lưu trữ, quy định sắp xếp SKU cho pallet rời, thông tin hàng hóa… Thông tin pallet tồn không chính xác sẽ dẫn đến việc chọn sai/thiếu pallet, dẫn đến thời gian di chuyển lấy pallet của bạn tăng lên và đơn hàng bị chậm tiến độ.
  • Không gian bố trí: Hiện nay, nhiều kho chỉ quan tâm số lượng hàng được đẩy vào mà chưa chú trọng không gian bố trí giữa các lối di chuyển trong kho. Các lối đi này không chỉ phải đủ để nhân công trong kho di chuyển mà phải tính toán cho việc vận hành xe nâng pallet, xe đẩy hàng lẻ hoặc các loại xe nâng pallet bằng tay. 
  • Thiếu trang thiết bị hỗ trợ: Những thiết bị như xe nâng, pallet.. có tần suất sử dụng liên tục và trong nhiều điều kiện nên việc hỏng hóc là không thể tránh khỏi
  • Độ an toàn: Các pallet hàng trong kho thường rất nặng vì chứa khối lượng sản phẩm lớn. Vì vậy, nhân công và quản lý cần tính toán để các pallet không vượt trọng tải, không đè/ngã/gãy hàng hóa khi chồng lên nhau,…

Chính vì những thách thức như vậy, dưới đây là 5 cách cho các doanh nghiệp có thể áp dụng để cải thiện quy trình lấy – xếp dỡ pallet hàng để quy trình trong kho B2B hiệu quả hơn:

  • Thiết kế nguyên tắc xếp hàng trên pallet theo mặt hàng: Tùy thuộc vào tính chất mặt hàng, hệ thống trong kho cần thiết kế những nguyên tắc xếp hàng và hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật xếp dỡ sau khi hoàn thành thủ tục dỡ hàng từ bãi. Những quy tắc thường thấy trong việc sắp xếp hàng lên pallet có thể thấy là: chiều cao tối đa, hàng nặng phía dưới- hàng nhẹ phía trên, đặt “gạch” từng lớp, sản phẩm cùng trên pallet phải cùng loại, ràng buộc hàng trên pallet bằng nguyên liệu cụ thể,…Cần đảm bảo chắc chắn cho từng thùng carton/nguyên liệu được chất lên pallet phân bố đều lực, tránh trường hợp hư hại đến hàng hoá khi di chuyển.

  • Đảm bảo khối lượng pallet xe nâng và kệ có thể xử lý: Việc chất hàng trên pallet quá tải có thể khiến kệ đỡ bị sập, dẫn đến hư hỏng hàng hóa và những tai nạn trong kho nghiêm trọng. Khi chất hàng hóa lên kệ đỡ, cần phân bổ trọng lượng đồng đều trên các tầng và không có pallet riêng lẻ nào vượt quá giới hạn tải trọng quy định.
  • Chỉ định vị trí pallet đặt hàng: Trước tiên, các doanh nghiệp B2B cần tính toán lượng hàng trung bình của kho và nắm chắc thông tin, đặc điểm sản phẩm (tính chất bảo quản, thể tích mặt hàng…) để theo luồng hàng cụ thể. Bên cạnh đó, khu vực bố trí cho các pallet chứa sản phẩm có mức tiêu thụ cao có thể được đặt ở tầng thấp để dễ lấy, soạn hàng; trong khi các pallet hàng có mức tiêu thụ trung bình đến thấp có thể đặt ở các tầng cao. Hệ thống giá đỡ pallet cũng là 1 lựa chọn tốt cho việc tối ưu không gian trong kho. Giá đỡ vừa có thể tăng vị trí để đặt pallet, mà không làm tăng tổng diện tích kho. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều loại kệ trong kho, mỗi đặc điểm sản phẩm sẽ phù hợp với từng loại kệ khác nhau (Selective rack, Double-deep rack, Drive-In/Drive-Thru rack, Push-Back Rack…)

 

  • Định danh mã vạch cho từng pallet: Việc định danh, gán từng mã barcode có thể giúp nhân công ở bất kỳ bộ phận nào cũng có thể nắm được thông tin trọng tải, SKU, sức chứa, vị trí… mà không cần bất cứ giấy tờ ghi chép nào từ giai đoạn xếp dỡ hàng đầu vào. Từ những thông tin như vậy, quy trình trong kho hàng có thể giảm được các giai đoạn double-check giữa các bên.
  • Tăng khả năng hiển thị, tình trạng pallet hàng: Vị trí của từng pallet hàng cần được thể hiện chính xác và cụ thể. Bên cạnh đó, trọng lượng và số lượng pallet lẻ/chẵn, số lượng SKU trong mỗi pallet cần được quản lý và cập nhật theo thời gian thực. Trên thực tế, nhờ việc quản lý thông tin của từng pallet hàng càng cụ thể sẽ càng hỗ trợ nhiều hơn cho nhân công thực hiện các bước nhập-xếp-dỡ hàng, tăng hiệu quả và độ chính xác của việc lấy hàng. 

Nhiệm vụ cải thiện quy trình xếp dỡ pallet hàng trong mọi loại hình kho không đơn giản là tăng năng suất của riêng nhân viên kho. Đó còn là cơ sở để tiết kiệm thời gian, tài nguyên, nguồn lực cho toàn bộ vận hành nói chung. 

Và cách tiếp cận dễ nhất bạn có thể tìm thấy là gì?

Hiện nay, các phần mềm quản lý kho thông minh hỗ trợ xác định vị trí và quản lý pallet hàng đang được rất nhiều doanh nghiệp vận hành kho Việt Nam áp dụng để giải quyết vấn đề này. Hệ thống quản lý kho hàng sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn không chỉ tăng tốc độ giải quyết, xử lý pallet, mà còn là sự bức phá về quản lý rack kệ, vị trí lưu trữ, vận hành, đánh giá KPI,… 

Tại TSL – đơn vị đã thực hiện tư vấn và triển khai thành công Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) những khách hàng như TH Milk, Seedcom, Kuehne Nagel… trên thị trường Việt Nam. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, TSL có thể tư vấn và giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí và bắt đầu hành trình cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp của bạn.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon