Khi bán lẻ và logistics kết hợp với nhau
>
>
Khi bán lẻ và logistics kết hợp với nhau

Khi bán lẻ và logistics kết hợp với nhau

Năm 2020 có thể nói là năm và thị trường bán lẻ có những bước thay đổi đáng kể. Từ ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, hành vi mua của khách hàng thay đổi chóng mặt và chính đi.

Sự thay đổi này vô tình đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong cách thức các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động – điều mà trước đây họ chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc chuẩn bị và thích ứng. Dù quy mô lớn hay nhỏ, nếu doanh nghiệp không chịu hòa theo dòng chảy này thì việc bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều vô cùng dễ hiểu – giống như hàng loạt doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hậu Covid.

Rõ ràng, việc quản lý giao hàng, kho vận có tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng và trải nghiệm của khách hàng. Ngược lại, hiệu quả của bán lẻ cũng tác động đến hoạt động logistic. Đó là mối quan hệ 2 chiều, có sự ràng buộc lẫn nhau, khi một bên làm tốt sẽ mang đến hiệu quả cho bên còn lại và ngược lại.

Điều gì đã tạo nên sự gắn kết giữa bán lẻ và logistics

Những năm gần đây, doanh số bán hàng trực tuyến liên tục tăng nhanh. Theo con số thống kê từ những năm trước, doanh số bán trực tuyến chiếm tầm 10% tổng doanh số bán hàng. Vào năm 2020, với những tác động của covid 19 thì con số này chắc chắn sẽ còn tăng nhiều lần nữa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các khu vực đang bị phong tỏa bởi covid 19, người tiêu dùng đã chuyển đổi hoàn toàn từ hoạt động mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến. Đây không chỉ là phương thức ngắn hạn mà rất có thể trong tương lai, mua hàng trực tuyến sẽ trở thành xu hướng và thói quen của người mua hàng.

Trước tình trạng này, các nhà bán lẻ càng nhận rõ cần phát triển các mô hình kinh doanh mới để mang lại cơ hội thúc đẩy doanh số cho cả trực tuyến và ngoại tuyến. Chìa khóa thành công cho việc này là trao quyền cho doanh nghiệp di động, nghĩa là cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng, tức thời đến khách hàng, điêu này mở cửa cho sự kết hợp giữa bán lẻ và logistics.

Sự tác động của logistics đến hoạt động bán lẻ

Mối quan hệ giữa bán lẻ và logistics được thể hiện qua 3 khía cạnh sau;

Thứ nhất: Tốc độ giao hàng

Bất kỳ ai khi đi mua hàng, họ đều mong muốn sẽ nhanh chóng nhận được mặt hàng đó. Đặc biệt, với những mặt hàng thiết yếu, khách hàng sẵn sàng trả thêm một khoản chi phí để nhận được hàng hóa sớm hơn. Vậy nên, khi chuỗi cung ứng đáp ứng được tiêu chí về tốc độ, chắc chắn sẽ nâng cao trải nghiệm khách hàng

Thứ hai: Hình ảnh sản phẩm

Những sự nhầm lẫn về hàng hóa hay sự cố hàng hóa bị lỗi, đóng gói không cẩn thận sẽ là một điểm trừ lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng, doanh nghiệp của bạn đã gửi đúng sản phẩm đến tay khách hàng với một bao bì đóng gói đẹp nhất. Để làm được điều này, chuỗi cung ứng phải sắp xếp và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ, để tránh xảy ra những sai sót không đáng có.

Thứ 3: Lực lượng giao hàng

Chắc chắn khi gặp một người giao hàng thân thiện, tác phong chuyên nghiệp khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn với doanh nghiệp. Trong giao hàng trực tuyến, thì người giao hàng đóng vai trò là đại diện của doanh nghiệp, như hình ảnh nhân viên bán hàng trong các kênh bán hàng truyền thống.

Làm thế nào để sự hợp nhất bán lẻ và logistics mang lại hiệu quả cao

Mặc dù nhận thấy được tầm quan trọng của bán lẻ và logistics nhưng làm thế nào để sự kết hợp đó mang lại hiệu quả tốt nhất

Mở rộng nền tảng tương tác khách hàng

Doanh nghiệp cần xác định rõ, các trang trực tuyến hiện nay đang trở thành kênh tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, trước hết doanh nghiệp cần mở rộng các kênh trực tuyến, tất nhiên không phải mặt hàng nào cũng phù hợp để thương mại trực tuyến, nhưng chúng ta có thể thấy rõ, tất cả các kênh trực tuyến hiện nay đều đang mang đến giá trị về thương hiệu.

Song song với việc mở rộng các kênh trực tuyến, doanh nghiệp nên chú trọng việc phát triển nhân lực giao hàng trực tiếp cho khách hàng, và đừng quên việc đào tạo năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng cho họ.

Một cách hợp lý hơn mà rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng hiện nay là kết hợp với các bên thứ 3 cung cấp về dịch vụ giao nhận.

Xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ

Xây dựng một hệ thống quản lý thông tin toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết rất nhiều khó khăn và tiết kiệm chi phí. Hệ thống thông tin toàn diện có thể xem là một hệ sinh thái bao gồm tất cả các thông tin từ quá trình tiếp nhận hàng vào kho đến khi chuyển hàng theo nhu cầu của khách hàng. Khi xây dựng được một quy trình đồng bộ và thống nhất, doanh nghiệp sẽ không còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các mắt xích trong mối liên kết giữa bán lẻ và logistics.

Tất nhiên, những công cụ kiểm soát thủ công không thể giải quyết vấn đề này cho doanh nghiệp, giải pháp tốt nhất hiện nay là ứng dụng các công nghệ quản lý kho, quản lý chuỗi cung ứng.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon