Tại sao việc đồng bộ hóa hệ thống WMS và TMS là thiết yếu?
>
>
Tại sao việc đồng bộ hóa hệ thống WMS và TMS là thiết yếu?

Tại sao việc đồng bộ hóa hệ thống WMS và TMS là thiết yếu?

Điều tuyệt vời nhất để nâng cao trải nghiệm khách hàng đó là tận dụng các khả năng từ Hệ thống Quản lý Kho hàng (WMS) và Hệ thống Quản lý Vận tải (TMS), đồng thời đồng bộ hóa quy trình làm việc hiện đại, khoa học.

Một dẫn chứng dễ nhận thấy nhất về lợi ích của việc đồng bộ hóa WMS và TMS đó là tối ưu hóa các hoạt động trong doanh nghiệp, bao gồm việc lập kế hoạch và sử dụng lao động nâng cao, cải thiện thời gian chu kỳ và thông lượng, nâng cao khả năng đáp ứng cũng như giảm chi phí vận chuyển và quan trọng nhất là nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất hiện nay đang nỗ lực để tích hợp phần mềm quản lý kho (WMS) và phần mềm quản lý vận tải (TMS). Sự kết hợp này là cơ sở nền tảng để giúp những doanh nghiệp này cải tiến quy trình quản lý và tạo lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây sẽ là những minh chứng phản ánh chính xác và khách quan nhất thực trạng của các doanh nghiệp và trả lời cho câu hỏi có cần thiết hay không việc đồng bộ hóa WMS và TMS.

Tích hợp WMS và TMS mang đến thay đổi gì cho doanh nghiệp?

Nhu cầu tích hợp hệ thống WMS và TMS xuất phát từ những người quản lý. Họ là những người tham gia giám sát từ việc lập kế hoạch đến thực thi và họ nắm rõ được những lỗ hỏng và mặt yếu kém mà doanh nghiệp đang phải đối mặt từ chính khoảng cách giữa 2 hệ thống

Khi các giải pháp WMS và TMS bị ngưng trệ, rất khó để quản lý hàng tồn kho trong kho mà không có khả năng hiển thị tải hàng vào và ra trong trung tâm phân phối. Trong đó rào cản lớn nhất đến từ việc xây dựng hệ thống kết nối ràng buộc và việc lập kế hoạch phải lặp đi lặp lại:

5 nhu cầu thiết yếu dẫn đến yêu cầu tích hợp WMS và TMS

  • Thiết lập mối tương quan giữa lập kế hoạch và thực thi

Chắc chắn giữa việc lập kế hoạch và thực thi luôn có sự khác biệt rõ ràng, nhất là đối với những doanh nghiệp chưa dự đoán nhu cầu khách hàng trong tương lai. Luôn có một sự tách biệt cố hữu giữa lập kế hoạch và thực thi thực tế trong chuỗi cung ứng. Trước đây các nhà quản lý nhận định sự tách biệt này là do khoảng cách về thời gian. Tuy nhiên, hiện nay khi công nghệ đang phát triển nhanh chóng thì việc đổ lỗi cho thời gian là một điều quá ngớ ngẩn, vì thực tế lý do là ở việc doanh nghiệp chưa có sự tương thích thông tin trong hệ thống.

Khi việc lập kế hoạch và thực thi không có sự tương thích, người lập kế hoạch phải đưa ra các cam kết với nhà vận chuyển về tình trạng hàng hóa trong kho và các ràng buộc trong việc quản lý phân phối. Khi đó họ phải giám sát toàn bộ quá trình một cách thủ công và đôi khi có những kết quả tiêu cực xảy ra.

Khi giữa việc lập kế hoạch và thực thi có sự liên quan nhất định, điều này sẽ góp phần thay đổi toàn bộ hệ sinh thái để chống lại những thách thức mà người quản lý đang phải đối mặt. Phương pháp này tạo nên một cách tiếp cận tổng hợp, cân bằng giữa việc lập kế hoạch với sự linh hoạt nhanh nhẹn trong thực tế.

  • Xây dựng mạng lưới kết nối toàn bộ hệ thống

Những giải pháp công nghệ đã và đang giúp ngành logistic đạt đến một điểm mới, các công cụ lập kế hoạch vận tải ngày càng tinh vi có thể xem xét và đánh giá dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Khả năng này có thể bao quát những ràng buộc thay đổi theo thời gian liên tục và đề xuất các cách tiếp cận mới, kết nối toàn bộ hệ thống và tăng dần tối ưu hóa.

Mặc dù các giải pháp có đủ những tính năng mới để kết nối và ràng buộc toàn bộ hệ thống nhưng thường bị hạn chế việc xem xét thời gian vận chuyển và xử lý. Những thách thức này đang làm giảm đáng kể hiệu quả so với kế hoạch ban đầu. Rõ ràng, để giải quyết được vấn đề này các doanh nghiệp cần có động thái mới để kết nối toàn bộ dữ liệu trong toàn bộ hệ thống.

  • Nhận thức vấn đề và đưa ra kế hoạch rõ ràng

Việc nắm bắt được các vấn đề liên quan trong chuỗi cung ứng như vấn đề mạng và lưu trữ có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hàng tồn kho và đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng tốt hơn. Khi có sự kết nối giữa dữ liệu trong kho và nhu cầu vận tải, người lập kế hoạch có thể đánh giá tác động bên ngoài bằng cách xem xét các số liệu chính trước khi cam kết kết quả của hành động đó.

Nhìn chung, tất các các doanh nghiệp đang hướng đến một hệ thống có thể cung cấp phản hồi và cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến các thiết bị, tính sẵn có, thời gian vận chuyển chính xác và thông tin về lô hàng. Tất cả những yếu tố này có thể giúp giảm lượng hàng tồn kho trong quá trình vận chuyển và cải thiện mức độ dịch vụ khách hàng.

  • Tối ưu hóa việc lập kế hoạch lặp đi lặp lại

Việc lập kế hoạch trong chuỗi cung ứng khác hoàn toàn so với việc lập những kế hoạch dài hạn khác. Nó không bao giờ thật sự kết thúc mà sẽ lặp đi lặp lại. Khi một kế hoạch được triển khai, nó sẽ được chuyển giao cho bộ phận thực hiện. Sau quá trình thực hiện, mọi thông tin trả về từ các vấn đề như khả năng đáp ứng vận chuyển hàng hóa, tốc độ, giá cước…đều sẽ là dữ liệu để xây dựng nên kế hoạch mới. Khi thông tin từ đầu cuối càng được cập nhật liên tục và cụ thể thì kế hoạch sẽ ngày càng được tối ưu. Đó là một vòng lặp kế hoạch liên tục có sự kết nối chặt chẽ giữa luồng dữ liệu từ đầu ra.

Các thuật toán tối ưu hóa của Blue Yonder hoạt động như một tháp điều khiển với đầy đủ khả năng quản lý các hạng mục. Giải pháp hợp nhất và đồng hộ hóa luồng dữ liệu theo thời gian thực, trao quyền cho nhà quản lý các khả năng cần thiết để giải quyết các thách thức giao thông phức tạp hiện nay, đồng thời cung cấp khả năng hiển thị các hoạt động.

Nhờ vậy, người lập kế hoạch có thể nhận thức những hạn chế trước đây để tối ưu hóa việc lập kế hoạch lặp đi lặp lại. Đồng thời Blue Yonder cũng cung cấp những khả năng tiên tiến hàng đầu để tận dụng thông tin trong thời gian thực, từ đó dự đoán và chủ động phản ứng với những gián đoạn trong tương lai.

  • Lập lịch trình lao động để tối ưu hóa việc sử dụng

Vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt mà đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ Covid 19 hiện nay là khan hiếm nguồn lao động. Không chỉ ở nhân sự mà các các phương tiện lao động cũng đang rất khan hiếm… Thậm chí nếu nhân lực đang đáp ứng đủ nhưng nếu doanh nghiệp không biết cách tối ưu thì sẽ rất lãng phí, thậm chí dẫn đến việc làm chồng chéo, giảm tiến độ giao hàng.

Trước tình hình này, doanh nghiệp cần có giải pháp để dự báo về lịch trình lao động, từ đó sắp xếp nhân sự, phương tiện một cách hợp lý và tối ưu. Điều này có thể cải thiện tình trạng tham gia, tăng tính linh hoạt và giảm thiểu hơn nữa tình trạng yếu kém trong chuỗi cung ứng.

Kết luận

Xuất phát từ 5 nhu cầu trên của các doanh nghiệp, chúng ta đều nhận thấy rõ việc tích hợp (điểm – điểm) giữa WMS và TMS là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Điều này sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn trong kho và trong quá trình giao vận.

Khi giữa WMS và TMS không có sự kết nối và thống nhất sẽ rất khó để tạo nên một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, dẫn đến giảm năng suất. Khi các giải pháp WMS và TMS được đồng bộ hóa, tất cả các bộ phận trong tổ chức bắt đầu làm việc với cùng một dữ liệu, giảm rủi ro và giảm chi phí. Điều này cũng dẫn đến hiệu quả được cải thiện, ra quyết định tốt hơn và cải thiện hiệu quả cũng như mang đến nhiều lợi nhuận hơn.

Bằng việc triển khai và đồng bộ hệ thống WMS- TMS, Blue Yonder đã giúp hàng trăm doanh nghiệp trên toàn cầu giải quyết các khó khăn mà họ đang phải đối mặt trong chuỗi cung ứng.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon