Làm thế nào để hiệu quả việc đo lường hiệu suất giao hàng?
>
>
Làm thế nào để hiệu quả việc đo lường hiệu suất giao hàng?

Làm thế nào để hiệu quả việc đo lường hiệu suất giao hàng?

Chỉ riêng chi phí vận tải có thể tiêu tốn của các doanh nghiệp khoảng 10,4% tổng doanh thu. Đây là một tỷ lệ phần trăm khá lớn và ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, với những nhà cung cấp dịch vụ vận tải hay 3PLs thì việc đo lường hiệu suất giao hàng để có thể phân tích và tận dụng tối đa hiệu suất của đội xe được xem là một yếu tố không thể thiếu. Ngoài việc vận hành hiệu quả đội xe và đảm bảo thời gian giao hàng, đo lường hiệu suất giao hàng còn giúp kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động doanh nghiệp tốt hơn.

Về cốt lõi, hiệu suất giao hàng là hiệu quả của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu đặt hàng và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Để có tiêu chí đánh giá và xếp hạng hiệu suất của mỗi tài xế, doanh nghiệp nên đưa vào một bộ KPI thích hợp để theo dõi. Việc tích hợp hiệu quả KPI đánh giá hiệu suất giao hàng là điều cực kỳ quan trọng để tạo động lực tối đa hóa hiệu suất của bất kỳ đội xe nào.

Những KPI này cần đáp ứng trong phạm vi mà doanh nghiệp vận tải hay 3PLs có thể thực hiện, dưới đây là những tiêu chí gợi ý để đo lường hiệu suất giao hàng:

  • Số đơn hàng giao thành công: Chỉ số này đo lường tổng số lần giao hàng thành công trong một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như một tháng, một quý hoặc một năm. Đây là chỉ số cơ bản ảnh hưởng đến các giá trị hiệu suất khác và cung cấp thông tin về hiệu quả tổng thể của hoạt động giao hàng.
  • Đúng thời gian dự kiến: Chỉ số này đo lường phần trăm giao hàng được thực hiện đúng thời gian theo yêu cầu của khách hàng, và phần còn lại là các đơn hàng trễ hẹn.
  • Thời gian vận chuyển theo khoảng cách: Chỉ số này cung cấp tổng quan về thời gian lái xe/nhân viên giao hàng sử dụng trong quá trình vận chuyển từ điểm nhận hàng đến điểm giao hàng. Đo lường chỉ số này giúp đánh giá tốc độ của các tài xế trên địa bàn và hiệu quả của các tuyến đường giao hàng.
  • Khả năng vận chuyển so với Khả năng sẵn có: Chỉ số này so sánh khả năng vận chuyển của phương tiện giao hàng thực tế so với tổng khả năng của doanh nghiệp. Việc này giúp xác định số lượng và thời gian trống của đội xe, từ đó đánh giá được tính thiếu hiệu quả trong việc sử dụng phương tiện.

  • Thời gian trung bình trên mỗi lần giao hàng: Số liệu này tính toán thời gian trung bình cần thiết để hoàn thành một lần giao hàng.
  • Chi phí giao hàng trung bình: KPI này tính toán chi phí giao hàng trung bình dựa trên các yếu tố như khoảng cách, sản phẩm và loại phương tiện.
  • Tuân thủ định tuyến: Việc thiết kế hướng dẫn định tuyến với các đội xe vận tải để đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Vì vậy, việc giám sát, tuân thủ định tuyến của tài xế là điều hợp lý.
  • Hóa đơn điện tử EDI or API: Việc xuất một hóa đơn EDI hoặc API có chi phí thấp hơn 81% so với hóa đơn thủ công và thời gian xử lý nhanh hơn 77%. Vì vậy nếu doanh nghiệp đã và đang áp dụng các hệ thống TMS có tích hợp cho tài xế sử dụng cung cấp hóa đơn điện tử, tiêu chí sử dụng thành công EDI/ADI có thể được xem xét trong doanh mục KPI của đội xe.

Tóm lại, trong bối cảnh nhịp độ kinh doanh nhanh và cạnh tranh ngày nay, việc đo lường hiệu suất giao hàng là một thông lệ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hậu cần logistics. Bằng cách sử dụng và theo dõi các KPI thiết yếu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động giao hàng của mình, đảm bảo giao hàng kịp thời, đưa ra các quyết định nâng cao hiệu suất từ việc phân tích điểm mạnh điểm yếu theo KPI, tăng độ hài lòng khách hàng và duy trì tính cạnh tranh.

*Source: optimoroute.com

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon