Micro-Fulfillment Center: Xu hướng mới cho loại hình Kho Thương Mại Điện Tử
>
>
Micro-Fulfillment Center: Xu hướng mới cho loại hình Kho Thương Mại Điện Tử

Micro-Fulfillment Center: Xu hướng mới cho loại hình Kho Thương Mại Điện Tử

Mặc cho những khó khăn từ kỳ đại dịch Covid-19, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính thương mại điện tử nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD (virac).

Nhu cầu gia tăng sẽ dẫn đến yêu cầu khả năng đáp ứng ngày càng tăng. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng yêu cầu hàng hóa phải được giao trong thời gian ngắn nhất có thể. Theo như thống kê của Forbes, 22% người tiêu dùng từ bỏ việc mua hàng online vì quá trình vận chuyển quá chậm. 

Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mô hình vận hành của mình để phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện tại. Mạng lưới trung tâm phân phối truyền thống hiện nay không đủ linh hoạt để theo kịp nhu cầu ngày càng nhanh của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ phải tìm cách nổi bật giữa đám đông và thời gian vận chuyển đã trở thành một lợi thế cạnh tranh.

Trung tâm lưu trữ và hoàn thiện đơn hàng theo quy mô nhỏ (Micro-fulfillment Center) có thể là câu trả lời cho các nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với bối cảnh thương mại điện tử lên ngôi như hiện nay.

Trung tâm lưu trữ và hoàn thiện đơn hàng theo quy mô nhỏ (Micro-fulfillment Center) là gì?

Micro-fulfillment Center hay MFC là trung tâm lưu trữ và hoàn thiện đơn hàng theo quy mô nhỏ được các doanh nghiệp TMĐT sử dụng để lưu trữ hàng hóa gần người tiêu dùng cuối hơn để họ có thể giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Một trung tâm MFC thường có diện tích từ 250 đến 1000 mét vuông và có thể chứa tới 15.000 mặt hàng khác nhau.

MFC tập trung vào việc cải thiện thời gian giao hàng chặng cuối, hoạt động như một trung tâm lấy hàng và đóng gói, lưu trữ thành phẩm để vận chuyển ngay cho khách hàng ngay khi có đơn đặt hàng.

MFC thường sử dụng phần mềm để tự động hóa, tối ưu hóa quá trình xử lý đơn đặt hàng và lưu trữ hàng tồn kho. Hầu hết các trung tâm chỉ lưu trữ đủ hàng để đáp ứng các đơn đặt hàng trong vài ngày, và có chu kỳ châm hàng thường xuyên.

Do đó, MFC có thiết kế nhỏ gọn và có thể là trung tâm độc lập hoặc là một phần của cơ sở khác, ví dụ như tầng hầm một cửa hàng hoặc không gian bán lẻ hiện có. Các doanh nghiệp có thể chọn điều hành các MFCs của riêng mình hoặc thuê một công ty 3PL cung cấp dịch vụ.

Vì sao MFC đang ngày càng trở nên phổ biến?

Các chuyên gia ước tính rằng MFCs giảm 75% chi phí cho mỗi đơn hàng. Các nhà bán lẻ đã từng dự trữ hàng tồn kho và bổ sung hàng bằng tải pallet. Nhiều doanh nghiệp đã tích hợp lưu trữ hàng cho thương mại điện tử và hàng mua tại cửa hàng trong cùng một không gian. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển hàng khác thành phố tỉnh trong một hoặc hai ngày tương đối đáng kể. MFCs rút ngắn quá trình giao hàng chặng cuối bằng cách trữ hàng tồn kho bán chạy nhất gần khách hàng hơn, do đó chi phí vận chuyển các bưu kiện riêng lẻ sẽ thấp hơn.

Dưới đây là những lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp bắt đầu áp dụng MCF

Lấy hàng nhanh chóng

MFC thường được trang bị phần mềm quản lý đơn hàng, hệ thống lưu trữ tự động, v.v…. Các quy trình của một MFC có thể lấy sản phẩm trong vài giây, giảm bớt lượng lao động thủ công và khả năng mắc lỗi, tăng năng suất thực hiện đơn hàng.

Giảm chi phí thực hiện đơn hàng

MFC chủ yếu được sử dụng để trữ hàng thành phẩm và vận hành thông qua hệ thống thực hiện đơn hàng tự động, vì vậy MFC có yêu cầu thấp hơn về chi phí lao động và không gian. Thời gian giao hàng nhanh hơn và tiết kiệm hơn thông qua việc bổ sung hàng tại các kho MFC được thực hiện với số lượng lớn theo định kỳ.

Thời gian giao hàng chặng cuối nhanh hơn

MFC được dùng để lưu trữ hàng thành phẩm sẵn sàng giao ngay khi khách hàng đặt hàng. Với mỗi trung tâm được đặt tại các khu vực gần với khách hàng, MFC có thể gửi hàng một cách nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.

Lợi thế cạnh tranh lớn hơn

Việc cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày hoặc giao ngay ngày hôm sau có thể giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, một vị trí thuận tiện và dễ dàng tiếp cận sẽ đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm khác cho người tiêu dùng. Một cửa hàng bán lẻ có thể cung cấp dịch vụ nhận hàng tại cửa hàng, giao hàng tận nhà miễn phí, v.v… Kích thước nhỏ của MFC tạo điều kiện cho việc ứng biến, phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi nào của thị trường, dễ dàng điều chỉnh số lượng hàng tồn kho để phù hợp với xu hướng theo mùa và nhu cầu địa phương.

Các doanh nghiệp B2C có thể cải thiện chuỗi cung ứng tổng thể của họ bằng chiến lược sử dụng hình thức trung tâm lưu trữ và hoàn thiện đơn hàng theo quy mô nhỏ. Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng nhanh thì doanh số bán hàng càng cao.

MFC chưa phải là xu hướng tại Việt Nam nhưng MFC đã cho phép nhiều doanh nghiệp với các quy mô khác nhau duy trì khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa hơn các hoạt động xử lý đơn hàng. MFC vẫn có những hạn chế riêng và không phải là giải pháp phù hợp với tất cả, nhưng nó có thể là chiến lược mà doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm.

*Source: quickbooks.intuit.com, www.cnb.com, www.shipbob.com

 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon