Chuỗi cung ứng được hiểu như thế nào?
>
>
Chuỗi cung ứng được hiểu như thế nào?

Chuỗi cung ứng được hiểu như thế nào?

Trong thời kỳ kinh tế ngày nay, chúng tôi cũng chắc rằng bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Dù bạn làm trong lĩnh vực nào, công ty thương mại hay công ty sản xuất thì tại nơi bạn làm việc chắn chắn đều có một chuỗi cung ứng.

Với nhiều người khái niệm “chuỗi cung ứng” rất cụ thể nhưng với những người khác thì có thể khái niệm này còn rất mới mẻ và xa lạ. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng rất ít người có được những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về “chuỗi cung ứng”.

Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về chuỗi cung ứng và lấy những mô hình cụ thể để giúp bạn hiểu rằng chuỗi cung. Khi bạn có những kiến thức cơ bản, bạn sẽ nhanh chóng hiểu được bản chất của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là gì?

Trước hết, bạn cần biết về những khái niệm cơ bản nhất của chuỗi cung ứng.

“Chuỗi cung ứng” (Supply Chain) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ nguyên liệu thô đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.

Hiện nay, có rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa Chuỗi cung ứng và Logistic. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau:

– Logistics: là lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực, vật tư để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho hoạt động giao nhận trong kinh doanh.

– Chuỗi cung ứng (Supply Chain): là lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Nói một cách đơn giản thì Logistics là một bộ phận cấu thành nên Chuỗi cung ứng.

Vai trò của chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng hiện nay có vai trò rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Một hoạt động chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn và tạo khả năng vươn xa hơn cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ đảm bảo đầu vào, đầu ra của sản phẩm. Ở đầu vào, hàng hóa được dự báo đúng với nhu cầu của thị trường, giảm lượng hàng tồn kho và rủi ro cho doanh nghiệp. Ở đầu ra, hàng hóa cung cấp đủ cho nhu cầu của thị trường, cung cấp hàng hóa nhanh chóng, giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, một chuỗi cung ứng được quản trị tốt sẽ đem lại những lợi ích sau:

  • Xây dựng bộ máy sản xuất, kinh doanh với quy trình chặt chẽ, thống nhất
  • Hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn của doanh nghiệp
  • Khẳng đinh được thương hiệu với các dòng sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và được đưa đến tay người tiêu dùng đúng hàng, đúng thời điểm
  • Tiết kiệm các khoản chi phí bị thất thoát do quá trình kiểm soát lỏng lẻo
  • Nâng cao lợi nhuận, giúp doanh nghiệp vươn xa hơn

Ví dụ thực tế về mô hình chuỗi cung ứng

Khái niệm thì rất ngắn gọn, tuy nhiên để hiểu đúng về bản chất, vai trò cũng như hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể của những thương hiệu sữa rất nổi tiếng

Trên thị trường hiện nay, những thương hiệu sữa như TH True Milk, Vinamilk, Cô gái Hà Lan, …chắc chắn đã không còn xa lạ với chúng ta. Vậy, có khi nào bạn hình dung xem để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì những công ty này sẽ trải qua những công đoạn nào chưa ?

Để có thể tạo ra sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì xuất phát điểm chính là sữa tươi. Hiện nay, sữa tươi thường được lấy từ các nông trại chăn nuôi bò sữa. Để thu được lượng sữa tươi này, các công ty phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe đến vắt sữa bò.

Mô hình chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất sữa

Trên đây là mô hình về chuỗi cung ứng của các công ty sữa. Đến đây chúng tôi chắc rằng bạn có thể hình dung nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thì các khâu trong chuỗi cung ứng sẽ xảy ra điều gì, đó là một viễn cảnh tồi tệ mà không doanh nghiệp nào muốn gặp phải.

Theo nghiên cứu gần đây, việc chuỗi cung ứng được quản lý tốt có thể giúp doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho từ 25% – 60%, giảm chi phí SCM 25% – 50% và tăng 20% lợi nhuận sau thuế. Với những con số này chúng tôi chắc rằng bạn đã hiểu hơn về chuỗi cung ứng và tầm quan trọng của nó.

Từ bây giờ hãy bắt đầu bằng việc đánh giá Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bạn bao gồm quy trình trong kho, phân phối, công nghệ thông tin và vận tải điều này sẽ giúp bạn xác định xem chiến lược, chiến thuật của doanh nghiệp bạn đã hiểu quả hay chưa.

Khả năng xác định và giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng – cũng như cải thiện tốc độ lập kế hoạch – có thể đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bạn không chỉ đáp ứng nhanh với những thay đổi trên thị trường mà còn linh hoạt hơn khi gặp phải sự gián đoạn.

Giải pháp Blue Yonder đã hiểu được các vấn đề đang xảy ra với tất cả chuỗi cung ứng từ cơ bản đến phức tạp. TSL sẽ cung cấp các giải pháp cho mọi chuỗi cung ứng: Giải pháp dự báo nhu cầu, giải pháp quản lý kho, giải pháp quản lý vận tải của Blue Yonder ( tên trước đây là JDA).

Tài liệu tham khảo: Lina.Network; Logistics4vn.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon