Dịch vụ tư vấn, thiết kế

>
>
Dịch vụ tư vấn, thiết kế

Việc tiếp nhận và quản lý vật tư là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động vận hành của nhiều bộ phận khác và tất nhiên là cả hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại đa số doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống kho khoa học, dẫn đến quy trình tiếp nhận và xuất hàng không đồng bộ, tốn nhiều thời gian và chi phí.

Việc xây dựng hệ thống kho chuyên nghiệp có thể mất thời gian ban đầu nhưng đổi lại có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu về sau này và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Tất nhiên, không phải đơn vị nào cũng tự thiết kế được một hệ thống kho hiệu quả, nó đòi hỏi phải theo những quy trình nhất định.

WMS – Quy trình tổng thể

Dưới đây là quy trình để thiết kế hệ thống kho

  • Tư vấn thiết kế layout, xây dựng hệ thống crack
  • Xây dựng quy trình vận hành kho hàng
  • Chuẩn hóa Master data cho hệ thống kho
  • Áp dụng chiến thuật Putaway và Allocate
  • Áp dụng thiết bị quét mã vạch để vận hành
  • Xây dựng báo cáo trên hệ thống WMS
  • Tư vấn xây dựng quy trình ISO 9001:2015

Chỉ khi bám sát quy trình và hiểu rõ những vấn đề cần làm, doanh nghiệp mới có thể xây dựng hệ thống kho hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quy trình thiết kế xây dựng hệ thống kho

1. Tư vấn thiết kế layout, xây dựng hệ thống crack

Các hoạt động từ việc tiếp nhận hàng đến chuyển hàng đều qua nhiều bộ phận với hệ thống thiết bị hỗ trợ phù hợp. Chỉ khi hiểu được quy trình trong kho doanh nghiệp mới có thể thiết kế layout xây dựng hệ thống crack phù hợp với tối ưu hoạt động. Một hệ thống kho cơ bản không thể thiếu được những khu vực sau:

  • Lối ra vào, lối đi phụ trong kho
  • Khu vực quản lí điều hành kho
  • Khu vực chứa Pallet
  • Khu vực đậu xe, nâng xe và đẩy hàng
  • Khu vực chứa hàng

Việc thiết kế layout chi tiết và rõ ràng các khu vực sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu các hoạt động xuất nhập, kiểm tra, tìm kiếm, bóc dỡ và vận chuyển hàng.

2. Xây dựng quy trình vận hành kho hàng

Đối với mỗi ngành khác nhau có quy trình vận hành trong kho hàng khác nhau. Vì vậy, khi xây dựng hệ thống nhà kho cần căn cứ vào yêu của ngành để thiết lập quy trình phù hợp.  Quy trình vận hành kho hàng đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Nhập hàng – Soạn hàng – Xuất hàng – Trả hàng – Hủy hàng

Trong công tác vận hành kho hàng, hệ thống VMS là công cụ rất thiết yếu và có mặt trong tất cả các kế hoạch xây dựng kho. Hệ thống quản lý kho hàng hoạt động với mục tiêu tạo ra một môi trường không cần giấy tờ, tự động điều hướng nhân viên vào các nhiệm vụ cần thiết nhằm tối ưu hoạt động của kho.

3. Chuẩn hóa Master data cho hệ thống kho

Bất cứ hệ thống nào cũng cần có hoạt động kiểm soát. Chỉ khi kiểm soát, doanh nghiệp mới có thể đo lường  hiệu quả các hoạt động và hạn chế các rủi ro các thể xảy ra. Tất nhiên, để có thể kiểm soát được doanh nghiệp cần chuẩn hóa master Data và tích hợp với dữ liệu từ nhà cung cấp, khách hàng, từ đó tối ưu hệ thống quản lý.

4. Áp dụng chiến thuật Putaway, Allocate

Chiến thuật sắp xếp hàng hoá (Putaway) và chiến thuật soạn hàng (Allocate) đang được áp dụng phổ biến trong thiết kế và xây dựng hệ thống kho. Cách thức áp dụng chiến thuật phụ thuộc vào đặc tính hàng hoá, kích thước, tốc độ di chuyển của hàng hoá và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

Chiến thuật này chỉ định chính xác đến từng vị trí cất hàng và soạn hàng  tự động. Từ đó tối ưu vị trí và đường đi cho người dùng.

Việc áp dụng chiến thuật Putaway, Allocate có thể kết hợp thiết bị ngoại vi để ghi nhận thao tác của người dùng theo thời gian thực. Sự kết hợp này có thể thiết lập chiến thuật lấy hàng theo FIFO, theo shelf-life, ngày sản xuất, ngày hết hạn, Batch, Lot, BOM, Kit…

5. Áp dụng thiết bị quét mã vạch để vận hành

Hệ thống hệ thống WMS cung cấp tính năng đặc biệt, đó là có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi (RF/ Handheld) và các ứng dụng về Internet of Thing (IoT) để cải thiện các hoat động trong kho, giúp hoạt động trở nên nên linh động và người quản lý có thể giám sát theo thời gian thực.

Áp dụng máy quét Handheld và Barcode mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

  • Nhập hàng hoá đúng số lượng và đúng giờ
  • Soạn hàng và xuất hàng chính xác tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Di chuyển hàng trong kho nhanh chóng bằng handheld.

6. Xây dựng báo cáo trên hệ thống WMS

Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng Billing để thiết lập hệ thống báo cáo phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Báo cáo này có thể kiểm soát toàn diện tất cả các giao dịch với tên người dùng và thời điểm thực hiện.

Ngoài ra, hệ thống báo cáo cho phép truy xuất lịch sử xuất, nhập hàng tồn kho. Đặc biệt, hệ thống có thể cảnh báo hàng tồn kho theo ngày giúp doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh tốt hơn.

7. Tư vấn áp dụng quy trình ISO 9001:2015

ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn thiết yếu về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu tiêu chuẩn được sử dụng như một khuôn khổ. Những khuôn khổ này có thể giúp doanh nghiệp vận hành hệ thống kho tốt hơn

Kết luận

Mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực có những tiêu chuẩn khác nhau trong việc quản lý hệ thống kho. Nhưng 7 bước trên đây là những yêu cầu thiết yếu không thể bỏ qua khi thiết kế hệ thống kho. Lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp là tìm đơn vị tư vấn, thiết kế hệ thống kho chuyên nghiệp và TSL là lựa chọn lý tưởng. TSL có thể phân tích tốc độ lưu trữ, tốc độ nhập xuất theo các phương án vận hành và hướng dẫn quản lý kho hàng theo các nguyên tắc chuẩn mang đến hiệu quả vận hành tốt nhất cho doanh nghiệp.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon