Gartner dự đoán công nghệ tương lai trong chuỗi cung ứng
>
>
Gartner dự đoán công nghệ tương lai trong chuỗi cung ứng

Gartner dự đoán công nghệ tương lai trong chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng hoàn hảo và toàn diện sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng toàn cầu trong tương lai sẽ có những thay đổi tích cực cùng với ứng dụng của công nghệ số hóa, phát triển theo hướng bền vững. 

Hãy cùng Gartner điểm lại các dự đoán công nghệ lương lai trong chuỗi cung ứng!

Kỹ thuật số (digital) vẫn là một xu hướng phát triển quan trọng trong chuỗi cung ứng. Trong cuộc khảo sát của Gartner về nhu cầu và mong muốn của người dùng về công nghệ trong chuỗi cung ứng, phần lớn người tham gia khẳng định rằng kỹ thuật số là chiến lược cốt lõi và là tiêu điểm của công nghệ quản lý chuỗi cung ứng, là một cách để vượt lên trước đối thủ cạnh tranh.

“Hãy lưu ý những dự đoán này của Gartner 2021 để thúc đẩy sự trưởng thành kỹ thuật số và hiệu quả kinh doanh”

Dwight Klappich – VP Analyst Gartner cho biết: “Thật là một điều tốt khi công nghệ chuỗi cung ứng nhận được sự quan tâm xứng đáng. Tuy nhiên, các công nghệ quản lý chuỗi cung ứng mới nổi thường bị thổi phồng quá mức và các nhà lãnh đạo phải hướng tới việc hiểu đầy đủ các rủi ro và cơ hội liên quan đến từng công nghệ mới”.

Ba đến năm năm tới không chỉ mở ra sự gia tăng trong việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số chuỗi cung ứng mà còn tạo ra các vai trò mới, tập trung hơn vào CNTT và bắt buộc các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải tích hợp để theo kịp. 

Đến năm 2023, dự báo đối với các hệ thống giao hàng từ robot sẽ tăng gấp bốn lần để giúp giữ khoảng cách trong các nhà kho.

Hệ thống robot giao hàng giữa người với người (Robotic goods-to-person – G2P) đáp ứng hai nhu cầu chính cho vận hành trong kho hàng, đó là giải quyết nhu cầu về việc giữ khoảng cách trong chuyển hàng hóa từ người này sang người khác và tăng hiệu suất vận hành vô cùng hiệu quả.

“Trong khi khía cạnh giữ khoảng cách trong kho hàng là một điều gần như là bắt buộc, các hệ thống G2P robot sẽ cung cấp giá trị lâu dài sau khi đại dịch kết thúc. Công nghệ tiên tiến và tiết kiệm này có thể dễ dàng linh hoạt để hoạt động trong mọi môi trường và hoàn cảnh biến động trong kho hàng”. 

Đến năm 2023, 50% doanh nghiệp lấy sản phẩm làm trung tâm (product-centric enterprises) sẽ đầu tư vào các nền tảng vận tải hiển thị theo thời gian thực.

Thông thường, một khi các lô hàng rời khỏi nhà kho, khách hàng và người tiêu dùng hiếm có khả năng theo dõi được trạng thái của các đơn đặt hàng và lô hàng của họ. Các nền tảng vận tải hiển thị theo thời gian thực sẽ giải quyết vấn đề này. Đồng thời, thị trường vận tải dự kiến ​​sẽ phát triển nhanh chóng trong vài năm tới. 

Tuy nhiên, thị trường rất phân mảnh. Các nhà lãnh đạo công nghệ chuỗi cung ứng phải tiến hành thẩm định cẩn thận để xác định các đối tác công nghệ phù hợp để triển khai các dự án nhằm đáp ứng khả năng hiển thị thời gian thực. Việc lựa chọn các nhà cung cấp hệ thống nên được xem xét dựa trên phạm vi khu vực, phương thức triển khai và mức độ phù hợp của họ với mạng lưới hiện có của doanh nghiệp.

Đến năm 2023, ít hơn 5% các triển khai công nghệ Tháp điều khiển (Control Tower) sẽ phát huy được hết tiềm năng và lợi ích

Các mối quan tâm cũng như các nhu cầu đối với tháp kiểm soát chuỗi cung ứng đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, số lượng các công ty đã triển khai hay khai thác triệt để Tháp điều khiển và áp dụng trên toàn bộ chuỗi cung ứng đầu cuối của họ còn tương đối ít. 

Vậy lý do là gì? Hầu hết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hiện nay đều đã đáp ứng tốt về mặt chức năng. Điều này cho phép họ đo lường được các vai trò tương ứng trong lĩnh vực của họ. Một sự chuyển đổi quan trọng từ đầu đến cuối sẽ sử dụng đầy đủ tất cả các khả năng của một Tháp điều khiển, kéo theo một sự thay đổi hoàn toàn trong tư duy. Và từ quan điểm công nghệ, nó sẽ yêu cầu một chuỗi cung ứng kỹ thuật số song song với truyền thống. Hầu hết các công ty vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện bước đó.

Đến năm 2024, 50% tổ chức chuỗi cung ứng sẽ đầu tư vào các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và khả năng phân tích nâng cao.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu của các tổ chức chuỗi cung ứng trong việc tìm kiếm các công cụ giúp họ đưa ra các quyết định tốt hơn và sáng suốt hơn nhanh hơn. Đó là lý do tại sao các tổ chức chuỗi cung ứng hàng đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích nâng cao để đào sâu lượng dữ liệu khổng lồ mà họ tạo ra, nhằm ra quyết định nhanh chóng những gì đang xảy ra ở hiện tại và quan trọng hơn là dự đoán một cách chính xác điều gì có thể xảy ra trong tương lai.

Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư vào các hệ thống áp dụng AI và các công cụ phân tích nâng cao. Điều này có thể giải quyết được các thách thức về chất lượng dữ liệu và đáp ứng các mục tiêu chiến lược như chuyển sang các ứng dụng tự động hơn, linh hoạt hơn và thông minh hơn.

*Nguồn: Gartner

 

 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon