Webinar “Lời giải cho bài toán quản lý kho sản xuất/ phân phối trong ngành Dược phẩm” chính thức khép lại !!!
>
>
Webinar “Lời giải cho bài toán quản lý kho sản xuất/ phân phối trong ngành Dược phẩm” chính thức khép lại !!!

Webinar “Lời giải cho bài toán quản lý kho sản xuất/ phân phối trong ngành Dược phẩm” chính thức khép lại !!!

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của giới doanh nghiệp. Hơn thế, đại dịch còn khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, thậm chí phá sản. Một sự thật không thể phủ nhận đó là đại dịch COVID-19 đã gây ra thêm nhiều thách thức mới đối quản lý kho hàng. Quy trình thủ công từ trước đến nay tốn nhiều thời gian và đòi hỏi lượng nhân công ở kho phải cao để đáp ứng. Tuy nhiên, dưới những thay đổi về tình trạng việc làm trong đại dịch COVID-19, ta càng thấy rõ bất cập này hơn. Đó chỉ là mới một trong số hàng ngàn các khó khăn lớn nhỏ trong khâu quản lý kho hiện nay mà thôi…

Sáng ngày 17/12/2021, TSL đã tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề “Lời giải cho bài toán quản lý kho sản xuất/ phân phối trong ngành Dược phẩm”. Hội thảo quy tụ các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kho hàng sẽ cùng nhau bàn luận về những bất cập hiện tại của các doanh nghiệp đang kinh doanh ở lĩnh vực kho sản xuất/ phân phối trong ngành Dược phẩm khi chuyển mình sang giai đoạn “bình thường mới”. 

Bên cạnh đó, hội thảo còn đề cập đến những xu hướng hiện đại hóa của kho bảo quản/ trung tâm phân phối cùng các chính sách/ quy định mới được cập nhật. Cuối cùng, đưa ra cách giải quyết hiệu quả nhất để “gỡ rối” cho những doanh nghiệp đang trong lĩnh vực này. 

Những tác động của đại dịch này đã thức tỉnh nhiều doanh nghiệp vẫn còn chậm trễ trong việc thay đổi và số hoá, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất/ phân phối Dược phẩm. Đây là ngành công nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuộc nhóm hàng hoá thiết yếu và bắt buộc không được để chuỗi cung ứng của mình “đứt gãy” ở bất kỳ mắc xích nào.

Mở đầu phiên chương trình, ông Trần Anh Minh Huy (Chief Executive Officer – TLS) khẳng định: “Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng và thay đổi tư duy của nhiều doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số ở khâu quản lý kho, đặc biệt là kho phân phối/ sản xuất ngành Dược phẩm”. Bên cạnh đó, đặc thù của ngành Dược có rất nhiều các yêu cầu riêng và vô cùng phức tạp. Bởi hầu như không có ngành nào khác phải đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn cao như ngành Dược phẩm. Và chung quy lại, quản lý kho Dược vẫn luôn là một thách thức hàng đầu được đặt ra đối với những doanh nghiệp sản xuất/ phân phối Dược phẩm…

Tiếp đó, ông Đào Xuân Hưởng (Chairman of the Board – GMPc Việt Nam) đã cập nhật đến chương trình về Chính sách của quốc gia đối với trung tâm phân phối Dược phẩm. Theo quyết định 68/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 10/04/2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giao đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: trong đó phê duyệt quy hoạch xây dựng 5 trung tâm phân phối dược phẩm khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ- Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.”

Mô hình trung tâm phân phối dược phẩm được xem là mô hình hiện đại, tiên tiến hơn Tổng kho Dược vì tổng kho dược chỉ dùng để lưu trữ hàng hóa của 1 đơn vị và phân phối tới các kho chi nhánh của đơn vị đó. Trung tâm phân phối là sự tích hợp tổng kho bảo quản GSP với đầy đủ các dịch vụ Hậu cần/ Logistic: Lưu trữ-bảo quản, bốc xếp , nhập xuất, đóng gói, xử lý đơn hàng, giao hàng, giám sát hàng hóa vận chuyển, ủy thác nhập khẩu…

Ông Đào Xuân Hưởng (Chairman of the Board – GMPc Việt Nam) chia sẻ thêm rằng một vài đơn vị Logistics Dược phẩm đã tham gia xây dựng hệ thống phân phối. Tuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng đủ các điều kiện về CNTT. Việt Nam vẫn chưa xây dựng được trung tâm phân phối dược phẩm đúng nghĩa. Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp Việt chưa đủ tiềm lực để xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, tích hợp các dịch vụ hậu cần và theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài không được phép kinh doanh dịch vụ phân phối và bảo quản Dược.

Ở cuối phiên một, ông Ông Đào Xuân Hưởng (Chairman of the Board – GMPc Việt Nam) kết luận về tiềm năng thị trường của các giải pháp CNTT như sau: “Ứng dụng các phần mềm WMS, TMS, và các thiết bị giám sát giúp doanh nghiệp: Giám sát mọi hoạt động kinh doanh; Giám sát điều kiện bảo quản thuốc từ khâu sản xuất đến người sử dụng, nhất là các sản phẩm thuốc cần bảo quản ở điêu kiện đặc biệt đảm bảo chất lượng thuốc; Thuận tiện cho thống kê báo cáo của doanh nghiệp với cơ quan quản lý”

Ở phiên thứ hai của chương trình, chị Nguyễn Thị Thuỷ Tiên (Functional Consultant – TSL) đã có những phân tích về các thách thức mà các doanh nghiệp kho phân phối/ sản xuất ngành Dược phẩm khi chuyển mình sang giai đoạn “bình thường mới” sẽ gặp phải:

a. Bài toán nan giải về việc kiểm soát nhiệt độ trong kho và phân bổ kế hoạch lấy hàng sao cho tối ưu: Yêu cầu quản lý về nhiệt độ đối với hàng dược phẩm. Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà sẽ được lưu trữ trong các kho như: kho thường, kho lạnh, kho đông… ví dụ những sp như vacxin sẽ phải yêu cầu lưu trữa trong nhiệt độ lạnh hoặc đông. Do đó, trong kho hàng dược phẩm phải đảm bảo hàng luôn được đưa vào đúng khu vực lưu trữ để tránh hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Việc pick hàng không hiệu quả là vấn đề không chỉ của kho dược phẩm nói riêng mà là của đa số các doanh nghiệp vận hành kho. Làm thế nào để tối ưu hóa được việc pick hàng, giảm quãng đường đi chuyển, thao tác cho nhân viên, đáp ứng kịp thời các đơn hàng xuất luôn là một vấn đề nan giải.

b. Vấn đề về quản lý quy cách đóng gói của các sản phẩm dược: Vấn đề về quản lý các quy cách đóng gói của hàng. Đặc thù hàng dược phẩm thường có nhiều quy cách đóng gói  và cũng có nhiều cấp độ quản lý hàng như: cái,vỉ, hộp, thùng chứa hộp, pallet

c. Thiếu công cụ cho phép ghi nhận kịp thời các thuộc tính của hàng hoá (hạn sử dụng, đợt, lô…): Hàng dược phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người do đó thách thức lớn trong việc quản lý được những trường thông tin liên quan đến ngày hết hạn, số batch, số lot, shelf life,… của sản phẩm

d. Thách thức trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm: Vấn đề về truy vết hàng hóa để khi xảy ra sự cố về sản phẩm kho có thể truy vết cũng như để thu hồi những sản phẩm cùng loại.

Ở phần cuối chương trình, các diễn giả đến từ nhà đồng hành tài trợ của Honeywell là anh Trần Ngọc Phong (Distribution Sales Manager)anh Nguyễn Hoài Đô (Solution Architect) cùng nhau chia sẻ về các sản phẩm barcode để phục vụ trong khâu quản lý kho. Đây cũng chính là bước đầu tiên để mọi doanh nghiệp tiến đến số hoá trong kho hàng.

Đâu là lời giải cho các doanh nghiệp đang kinh doanh lĩnh vực kho bãi tại Việt Nam?

TSL và giải pháp quản lý kho (WMS) của Blue Yonder cùng các thiết bị quản lý kho của Honeywell chính là giải pháp hiệu quả giúp giải quyết các mọi vấn đề tồn đọng trong quản lý kho ở doanh nghiệp của bạn. Giải pháp quản lý kho thông minh BY WMS cam kết sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận. Giải pháp đã khéo léo xử lý các gián đoạn trong chuỗi cung ứng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều năm liền, giải pháp quản lý kho BY WMS được Gartner đánh giá rất cao và luôn xếp ở vị trí dẫn dầu trên toàn thế giới.

Ngoài ra, giải pháp quản lý kho BY WMS còn giúp mọi doanh nghiệp gia tăng giá trị từ việc hợp tác với Microsoft để đưa các giải pháp ra thị trường trên nền tảng Azure. Hệ sinh thái Azure với sự giám sát chủ động và cung cấp một cách tiếp cận mở rộng, an toàn thông qua API Gateway, từ đó thúc đẩy hoạt động trong kho thông qua nền tảng Luminate.

Chính sự hợp tác này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ sinh thái trên nền tảng cloud để tối ưu hóa khả năng đáp ứng hệ thống. Việc áp dụng này cũng góp phần loại bỏ các gánh nặng của chu trình công nghệ mà vẫn đảm bảo được tính khả dụng của hệ thống.

QUẢN LÝ KHO – CÓ TSL LO: Mua giải pháp kho tặng ngay trọn bộ thiết bị lên đến 300 triệu

Với mục đích đồng hành cùng các doanh nghiệp kho vận Việt Nam vượt qua khó khăn trong giai đoạn chuyển mình sang trạng thái bình thường mới sau đại dịch Covid. TSL thông cáo đến toàn thể quý khách hàng chương trình khuyến mãi với ưu đãi cực khủng. Trọn bộ các thiết bị phục vụ trong kho trị giá 300 triệu như máy quét, máy in mã vạch, máy tính, laptop… đến từ thương hiệu hàng đầu thế giới – Honeywell và Dell – sẽ được tặng kèm hoàn toàn miễn phí khi Quý doanh nghiệp ký Hợp đồng triển khai giải pháp quản lý kho Blue Yonder do TSL phân phối và triển khai trong thời gian từ ngày 17/12/2021 đến hết ngày 31/01/2022.

Triển khai trọn bộ giải pháp và thiết bị quản lý kho chưa bao giờ dễ dàng như thế, TSL cam kết hiệu quả, triển khai thần tốc bằng dịch vụ chuyên nghiệp. Đặc biệt, với 10 khách hàng đăng ký đầu tiên sẽ được miễn phí tư vấn quy trình vận hành kho với các nhân sự là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác.

Cuối lời, chúng xin chân thành cảm ơn Quý doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu tham gia hội thảo. Trong quá trình diễn ra chương trình, nếu có bất kỳ sơ suất nào khiến Quý doanh nghiệp chưa hài lòng, TSL kính mong Quý doanh nghiệp bỏ qua.  

Bên cạnh đó, TSL cũng xin phép được trân trọng tri ân các nhà tài trợ, đồng hành cùng TSL tổ chức là BlueYonder và Honeywell. Đồng thời, xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến các diễn giả vì những chia sẻ và phân thích cực kỳ bổ ích.

Trân trọng, 

TSL Team.

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon