Công nghệ RFID trong Logistics và Chuỗi cung ứng
>
>
Công nghệ RFID trong Logistics và Chuỗi cung ứng

Công nghệ RFID trong Logistics và Chuỗi cung ứng

Khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình thì chuỗi cung ứng của họ đương nhiên cũng phát triển theo. Các quy trình vận hành trong chuỗi cũng sẽ trở nên phức tạp hơn, điều này càng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của độ chính xác tại mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng. Đây là lúc công nghệ RFID phát huy tác dụng. Công nghệ này đặc biệt thích hợp cho việc lưu thông và theo dõi hàng hóa. Đối với Logistics và chuỗi cung ứng, công nghệ RFID có thể được sử dụng trong một số khía cạnh, bao gồm quản lý kho hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển hàng hóa, sản xuất và bán lẻ. Với công nghệ RFID, chuỗi cung ứng có thể đạt được hiệu suất và khả năng theo dõi cao…

 

Công nghệ RFID là gì?

RFID (Radio Frequency Identification) là thuật ngữ dùng để miêu tả một hệ thống nhận diện các đối tượng (vật và người) bằng sóng vô tuyến. Do sử dụng sóng vô tuyến, hệ thống RFID không phát ra tia sáng như trong công nghệ mã vạch. Sóng vô tuyến này có thể truyền được khoảng cách xa hơn (đến 10 mét) và xuyên qua một số loại vật liệu do đó giúp việc nhận diện hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần cơ bản: thẻ RFID có gắn chip (tag), thiết bị đọc RFID (reader) và hệ thống CNTT hỗ trợ. Thẻ RFID có thể được phân thành hai loại: thẻ chủ động và thẻ thụ động. Các thẻ RFID chủ động được tích hợp sẵn nguồn năng lượng bên trong (chẳng hạn như pin) do đó có bộ nhớ lưu trữ và phạm vi nhận diện cao hơn so với các thẻ thụ động. Phạm vi nhận diện của các thẻ RFID chủ động là từ 20m đến 100m trong khi đối với các thẻ thụ động là 2mm đến 4,6m. Tuy vậy, do phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên trong nên thẻ RFID chủ động có thời gian sử dụng (số lần quét) giới hạn hơn so với các thẻ thụ động. Đối với các thẻ thụ động thì thời gian sử dụng là không giới hạn, bởi vì thiết bị đọc RFID sẽ chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng hoạt động cho các thẻ này.

Khi một thẻ RFID được đặt trong trường nhận diện của thiết bị đọc, dữ liệu chứa trong thẻ sẽ được thiết bị đọc ghi nhận, sau đó chuyển về hệ thống CNTT hỗ trợ thông qua các giao diện chuẩn nhằm phục vụ cho các hoạt động xử lý, phân tích và lưu trữ…

Con chíp gắn trên thẻ RFID chứa được nhiều hơn dữ liệu so với một mã vạch thông thường, do vậy có thể cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa hơn, ví dụ không chỉ tên hàng, tên nhà sản xuất, nước sản xuất mà còn cả ngày sản xuất, ngày xuất kho, tên người sản xuất…

Khác với mã vạch, dữ liệu lưu trên RFID có thể sửa đổi, cập nhập được. Do thời gian đọc dữ liệu rất nhanh nên cùng một lúc đầu lọc RFID có thể nhận diện được nhiều thẻ khác nhau.

Ứng dụng của RFID trong logistics và chuỗi cung ứng

Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) có thể cung cấp nhiều lợi ích làm giảm đáng kể và loại bỏ những phần thừa thải trong chuỗi cung ứng mở rộng.

1. Cung cấp theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực

RFID có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh các công đoạn ghi nhận nhập và xuất hàng ở kho, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho giúp cho việc tìm kiếm hàng hóa dễ dàng hơn.

Có được thông tin chính xác về tồn kho của các mặt hàng kết hợp với thông tin cập nhật về tồn hàng tại các cửa hiệu sẽ giúp nhà bán lẻ ra các quyết định nhập hàng kịp thời nhằm tránh tối đa tình trạng một mặt hàng nào đó hết hàng. Hiệu quả trong quản lý trữ hàng có thể giúp DN bán lẻ tiết kiệm đáng kể chi phí lưu kho.

Công nghệ này còn giúp doanh nghiệp tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm dư thừa nằm trên kệ, lãng phí cho việc lưu trữ. Mặc dù việc điều chỉnh mức tồn kho có vẻ không phải là động lực thúc đẩy lợi nhuận, nhưng việc giữ mức tồn kho phù hợp có thể giúp một mọi donah nghiệp tiết kiệm từ 20-30% chi phí kho và lưu kho.

RFID có thể quét từng số SKU duy nhất và xác định sự khác biệt trong sản phẩm, chẳng hạn như kích thước, màu sắc và kiểu dáng. Với hàng hóa được gắn thẻ RFID, các nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng tỷ lệ đếm hàng tồn kho từ 200 lên đến hơn 12.000 mặt hàng mỗi giờ (tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào cách sản phẩm được lưu trữ và mức độ dễ dàng truy cập.

2. RFID cải thiện khả năng hiển thị

RFID cho phép các công ty theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng của họ, điều này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn với thiết bị sản xuất, hàng tồn kho, quản lý tài sản và các quy trình của công ty.

Ví dụ: trên một chiếc xe tải gắn thẻ REID, khi xe đi qua cửa kho hoặc trạm kiểm soát, đầu lọc RFID sẽ ghi nhận chính xác giờ xe đã ra hoặc vào, đi hoặc đến, từ đó quản lý được tình trạng hoạt động của xe. Hệ thống kiểm soát truy cập và xác thực người dùng hỗ trợ RFID có thể giúp người quản lý kho cải thiện bảo mật và cho phép theo dõi một loạt các loại thiết bị xử lý vật liệu cũng như các thiết bị và hệ thống khác.

3. Giảm mất mát trộm cắp

Việc gắn thẻ RFID cũng giúp các công ty kiểm soát bất kỳ sản phẩm đang di chuyển nào không được phép làm như vậy. Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm có giá trị cao như máy tính, ti vi và ô tô. Đôi khi sự xuất hiện đơn thuần hoặc biết rằng thẻ RFID được gắn vào có thể làm giảm nguy cơ trộm cắp.

Hạn chế của RFID

RFID cũng có những hạn chế do các quy luật vật lý. Kim loại và các chất lỏng có tính chất cản sóng vô tuyến do đó thông thường RFID không làm việc hiểu quả trong môi trường có nhiều vật thể kim loại hoặc chất lỏng bao quanh. Thẻ RFID cũng có thể bị hỏng và không thể nhận diện được. Sự hoạt động đan xen cùng lúc giữa các thiết bị đọc RFID cũng có thể ngăn cản việc đọc một thẻ RFID nào đó. Tuy vậy, những tiến bộ về kỹ thuật có thể mang lại giải pháp cho những vấn đề này trong tương lai gần.

Công nghệ RFID trong tương lai

Trong khi trước đây công nghệ RFID bị giới hạn trong một số môi trường nhất định, thì hiện nay có những thẻ có thể được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ khắc nghiệt hoặc ô nhiễm hóa học. Các ứng dụng linh hoạt, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí của RFID đã khiến nó trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Những tiến bộ trong lĩnh vực điện tử in đã giúp tạo ra các loại thẻ RFID cực kỳ mỏng, linh hoạt, hiện có thể được kết hợp với các cảm biến in, pin mặt trời quang điện màng mỏng và các công nghệ khác. Với công nghệ in điện tử và mực in dẫn điện mới, các công ty có thể hình dung ra thẻ RFID không chip của riêng họ trên trang web.

Ngoài ra còn có các công ty trên thế giới đang nghiên cứu công nghệ in 3D cho phép in trực tiếp thiết bị điện tử trong các sản phẩm khi chúng được kết xuất. Mặc dù việc in thẻ RFID trực tiếp bên trong sản phẩm có thể mất vài năm nữa, nhưng công nghệ đang phát triển nhanh chóng để làm được điều đó.

Bên cạnh đó, dự đoán RFID sẽ được sử dụng tích hợp cảm biến để hợp lý hóa doanh nghiệp của bạn. RFID sẽ ngày càng trở thành một phần của toàn bộ hệ sinh thái cảm biến và công nghệ truyền thông giúp các công ty giám sát và quản lý tài sản và lô hàng tốt hơn. Các cảm biến thụ động về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ rung và các yếu tố khác sẽ được kết hợp với RFID để cung cấp thông minh hơn nữa tạo nên lợi thế của doanh nghiệp.

 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon