Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghệ thông tin
>
>
Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghệ thông tin

Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghệ thông tin

Sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) là loại hàng hoá đặc biệt trong chuỗi cung ứng, có đặc điểm, cấu trúc, chủ thể tham gia mang nhiều khác biệt so với các chuỗi cung ứng toàn cầu của các hàng hoá thông thường khác. Chuỗi cung ứng của ngành CNTT thường được đặc trưng bởi mức độ gia công và thuê ngoài rất cao bởi tồn tại rất nhiều các chủ thể và những chuỗi cung ứng “phụ” trong một chuỗi tổng thể…

Ngành CNTT và chuỗi cung ứng ngành CNTT?

Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất và cung cấp các sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số.

Chuỗi cung ứng ngành CNTT sẽ bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm CNTT hoặc một dịch vụ CNTT hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng tiêu dùng cuối cùng.

Đặc điểm chính của các sản phẩm CNTT là tính quy mô, phức tạp và các quy trình sản xuất bị phân mảnh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngành CNTT bao gồm nhiều lĩnh vực và sản phẩm khác nhau (từ máy tính và thiết bị ngoại vi, đến các thành phần linh kiện trong sản phẩm ô tô và hàng không), do vậy nó có tính phân khúc thị trường rất lớn trong tiêu dùng, kinh doanh và thiết bị công nghiệp.

Các sản phẩm CNTT cũng có những đặc điểm tương đồng về mô đun, được tiêu chuẩn hoá và dễ dàng trao đổi trên thị trường. Khi các công ty đa quốc gia (MNE) chuyển giao thiết kế cho các nhà cung cấp của mình, thì các sản phẩm CNTT rất dễ dàng được sản xuất đồng loạt, có tính linh hoạt và cạnh tranh hơn vì các kế hoạch và các quy trình thiết kế sản phẩm có thể được chuyển giao dễ dàng giữa các nhà cung ứng và các địa phương khác nhau. Chính vì vậy, chuỗi cung ứng của ngành CNTT thường có mức độ gia công và thuê ngoài (outsourcing, off shoring) cao hơn các ngành công nghiệp khác.

Các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng ngành CNTT

Chuỗi cung ứng của ngành CNTT thường được đặc trưng bởi mức độ gia công và thuê ngoài rất cao. Điểm bắt đầu tự nhiên của chuỗi cung ứng ngành CNTT cũng bắt đầu từ vật tư, nguyên liệu, sau đó đi đến các công đoạn làm gia công (Contract manufacturer – CM) và các nhà sản xuất thiết kế gốc (Original design manufacturer – ODM), tiếp theo đó các công đoạn sản xuất thiết bị gốc (Original equipment manufacturer – OEM), tiếp theo là các công ty có thương hiệu, rồi sang kênh phân phối qua các khách hàng cấp 1,2,3,..n, và đến người tiêu dùng cuối cùng.

Mỗi một ngành có thể có nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau. Mỗi một chuỗi toàn cầu bao gồm nhiều công ty thành viên tham gia cung ứng cho nhau. Một công ty có thể đồng thời tham gia nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nghĩa là doanh nghiệp trở thành thành viên của chuỗi, quốc gia có doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia vào chuỗi.

Các chủ thể chính tham gia chuỗi cung ứng ngành CNTT bao gồm :

CM (Contract Manufacturer) là những nhà sản xuất chuyên làm gia công cho nhà sản xuất khác mà các sản phẩm đầu vào và thiết kế cũng như đầu ra do người đặt hàng đảm nhiệm. Trong ngành điện tử, các nhà sản xuất gia công này được gọi là ECM (Electronic Contract Manufacturer).

EMS ( Electronic Manufacturing Services, trực dịch là dịch vụ chế tạo điện tử) là những nhà sản xuất chuyên làm dịch vụ sản xuất các linh kiện điện tử để cung cấp cho các OEM ngành điện tử. Những EMS hàng đầu là Foxconn, Flextronics, Jabil Circuit, v.v…

ODM (Original Design Manufacturer, trực dịch là nhà thiết kế – sản xuất gốc) là những nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng. Họ là nhà thiết kế và sản xuất ra nguyên mẫu một sản phẩm với những yêu cầu cụ thể của hãng khác rồi gắn nhãn hiệu của hãng khác đó mà tiêu thụ. ODM tự thiết kế và thường đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ cho thiết kế của mình. Họ cũng có thể thuê các nhà thiết kế khác thiết kế các chi tiết nhỏ nằm trong thiết kế chung của họ.

OEM (Original Equipment Manufacturer, trực dịch là nhà sản xuất thiết bị gốc) có nghĩa nguyên thủy là những nhà sản xuất ra các cụm bộ phận phụ trợ, hoặc là nhà sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhưng gắn mác của doanh nghiệp khác. Trong các hợp đồng cung ứng, OEM được các OBM yêu cầu cung cấp sản phẩm cho bên đặt hàng chính xác theo các yêu cầu. Đến lượt OEM lại thuê ODM thiết kế và sản xuất nguyên mẫu cho mình, rồi thuê các EMS, ECM, CM sản xuất cho mình các linh kiện, phụ liệu, cụm bộ phận hỗ trợ theo nguyên mẫu.

Ví dụ: Một số thiết bị di động iPhone và iPad của Apple Inc. có màn hình do Samsung (đối với iPad mini), LG (đối với iPhone 5 và iPad 3), Foxconn (đối với iPhone 5S), chíp do Samsung sản xuất (dòng chíp A). Các linh kiện này được Apple Inc. đặt hàng và được giao cho các OEM để lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng. Vì thế, trong trường hợp mạng sản xuất ra iPhone và iPad, Samsung, LG, Foxconn là các OEM.

OBM (Original Brand Manufacturer) là những nhà sản xuất mà không sản xuất thực sự, họ chỉ sở hữu và phát triển các thương hiệu và nhãn hiệu riêng. Ngay cả nguyên liệu và thiết kế cho sản xuất thực, họ cũng không đảm nhiệm, mà chỉ đảm nhiệm các khâu phát triển thương hiệu, marketing và bán hàng. Họ đặt nhà sản xuất khác sản xuất và cung cấp hàng cho họ. Họ đôi khi được gọi là các global buyer. Các mạng sản xuất được thành lập bởi các OBM này gọi là mạng sản xuất do người mua dẫn dắt, mà gọi đúng hơn là các chuỗi thương phẩm do người mua dẫn dắt. Những người mua này thực chất là những nhà bán lẻ lớn. Họ mua sản phẩm từ nhà sản xuất, đặt nhãn hiệu của mình, rồi bán lẻ cho người tiêu dùng. Có một cách gọi khác cho những mạng sản xuất kiểu này, đó là mạng sản xuất không chân (footloose manufacturing network). Kiểu mạng sản xuất này hay thấy trong ngành dệt-may, da-giày, đồ chơi, đồ gỗ nội thất, thực phẩm. Ví dụ về những hãng như vậy là Wal-Mart, Tesco, Marks and Spencer (trong ngành may, thực phẩm). IKEA là global buyer dẫn dắt một mạng sản xuất gồm 1300 thành viên ở 53 nước và lãnh thổ trong ngành sản xuất đồ gỗ nội thất lắp ghép, rèm cửa, đèn nội thất và một số đồ dùng gia đình thường ngày khác.

OSM (Original Strategy Manufacturer) là những nhà sản xuất mà không sản xuất thực sự, và cũng chẳng sở hữu các nhãn hiệu riêng mặc dù tên tuổi của họ là thương hiệu quan trọng. Họ đề cao lối sản xuất tinh giản và linh hoạt, nên không sở hữu nhà máy nào, cũng chẳng sở hữu nhà kho hay các đội vận tải. Họ là người kết nối các OEM, OBM hay ODM.

Chuỗi cung ứng toàn cầu là chuỗi cung ứng trải rộng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Chuỗi cung ứng toàn cầu, khi được nhìn từ góc độ sản xuất là chủ yếu, có thể gọi là mạng sản xuất toàn cầu. Còn khi nhìn từ góc độ các phân đoạn cung ứng và sản xuất theo giá trị gia tăng tạo ra ở mỗi phân đoạn, có thể gọi là chuỗi giá trị toàn cầu. Ở đầu chuỗi cung ứng ngành CNTT là “các doanh nghiệp hàng đầu” hoặc “có thương hiệu”. Các doanh nghiệp này còn được gọi là Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM).

Tuy nhiên, trong khi ngày nay doanh nghiệp dẫn đầu nhận thức được sản phẩm và bắt đầu sản xuất và xây dựng thương hiệu, rất ít doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm trực tiếp. Các doanh nghiệp này thường hợp đồng sản xuất để hợp đồng nhà cung cấp, “các nhà sản xuất hợp đồng”, hay còn được gọi là Dịch vụ chế tạo điện tử (Electronic Manufacturing Services – EMS); lớn nhất trong số này hiện nay là các công ty toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la (ví dụ: Foxconn, Flextronics, Sanmina, Jabil Circuit). Một số nhà sản xuất hợp đồng (các nhà sản xuất thiết kế gốc, hoặc “ODM”) cũng cung cấp dịch vụ thiết kế sản phẩm ngoài việc sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh thay mặt cho một hoặc nhiều nhãn hiệu, đáng chú ý nhất là các sản phẩm này được tìm thấy ở Đài Loan. Các nhà sản xuất hợp đồng có thể tự sản xuất sản phẩm nhưng cũng làm việc với các mạng lưới các nhà thầu phụ lớn sản xuất các bộ phận cụ thể để tích hợp vào sản phẩm cuối cùng.

*Nguồn: Tổng hợp

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon