Căng thẳng Nga – Ukraine: Mối lo phí Logistics tăng cao và nguy cơ đến chuỗi cung ứng nào nhất?
>
>
Căng thẳng Nga – Ukraine: Mối lo phí Logistics tăng cao và nguy cơ đến chuỗi cung ứng nào nhất?

Căng thẳng Nga – Ukraine: Mối lo phí Logistics tăng cao và nguy cơ đến chuỗi cung ứng nào nhất?

Do ảnh hưởng của cuộc tấn công từ Nga vào Ukraine, giá dầu thô thế giới vừa tăng lên mức cao nhất trong hơn 7 năm qua, Việt Nam cũng là một trong những đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, các hệ luỵ kinh tế đang và sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. Kéo theo đó, nhiều lĩnh vực sẽ gặp rất nhiều áp lực và khó khăn, nhất là đối với logistics…

Chi phí Logistics sẽ “leo thang” ?

Chiến tranh căng thẳng giữa Nga – Ukraine có thể còn kéo dài, điều này sẽ ngày càng gây tác động xấu tới giá xăng dầu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá rằng, cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine có thể gây tác động ở cấp vĩ mô và trong trường hợp xấu nhất, giá xăng dầu có thể tăng lên tới 120 – 140 USD/thùng.

Tại Việt Nam, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương – Tài chính, mỗi lít xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 1/3 giá 26.070 đồng (tăng 540 đồng); RON 95 là 26.830 đồng (tăng 550 đồng). Mức giá cao nhất từ trước đến nay! Sau khi nhận được thông tin này từ liên Bộ Công Thương – Tài chính, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh Dịch vụ Vận tải hệ thống logistics bày tỏ sự lo lắng.

Việc giá xăng dầu tăng đột biến sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics nói riêng. Trước đó, các doanh nghiệp đã phải gồng mình chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, kinh tế chưa được phục hồi, nay lại gặp thêm vấn đề mới đó là giá xăng dầu tăng cao, điều này gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành vận tải hoạt động trong hệ thống logistics. Nguyên nhân là bởi, phí xăng dầu đóng vai trò rất quan trọng trong chi phí cấu thành của logistics hiện nay, chiếm tới hơn 30% tổng chi phí.

Phí vận chuyển tăng cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc cấu thành logistics với hàng loạt phí cùng tăng như: phí xăng dầu, phí cầu đường, phí nhân công, phí cầu cảng bến bãi,…

Khó khăn chồng chất khó khăn lên hệ thống logisitcs tại Việt Nam. Ngành logistics đang phải đối mặt với việc thiếu hụt container trầm trọng, container rỗng để chứa hàng hóa xuất khẩu hiện nay đang khan hiếm chưa từng có. Nguyên nhân là bởi vận chuyển container bằng đường biển rất khó khăn, nếu di chuyển bằng đường bộ và với giá xăng tăng cao như hiện nay sẽ làm phát sinh chí phí rất nhiều. Đây là khó khăn hầu hết các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đều đang gặp phải.

Đặc biệt, giá thành xuất container sang châu Âu đã tăng gấp đôi so với trước đây. Việc tăng giá liên tục đã gây sức ép lớn cho ngành logistics, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm mọi khâu chí phí để có thể thích ứng tồn tại.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu thế giới tăng cao, chi phí xăng dầu cho đội xe tải bị tăng từ 5 – 7%, buộc các doanh nghiệp phải có phương án thay đổi giá. Đối với ngành logistics, giá xăng dầu chiếm cơ cấu khoảng 35% giá cước. Bởi vậy, nếu không điều chỉnh theo chi phí giá xăng, doanh nghiệp có thể đối diện lỗ nặng.

Chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề

Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine đang bị suy giảm đáng kể. Việt Nam xuất khẩu sang Nga hàng năm khoảng 500 triệu USD (năm 2021 là 550 triệu USD) hàng nông – lâm – thủy sản, trong đó có một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như thủy sản (164 triệu USD, chiếm 3% tổng xuất khẩu thủy sản), cà phê (173 triệu USD chiếm khoảng 6%), tiêu, điều (60 triệu USD, chiếm khoảng 2%). Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao.

Bên cạnh đó, việc Nga không còn trong hệ thống thanh toán SWIFT có thể dẫn đến thanh toán chậm hơn. Các doanh nghiệp Nga có thể tìm kiếm các đồng tiền nước khác để thanh toán. Hiện nay, có khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản sang Nga. Có những doanh nghiệp đã giao hàng cho đối tác ở Nga nhưng chưa nhận được tiền và đang lo lắng về việc sẽ khó thu được tiền hàng khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Theo các doanh nghiệp, điều khiến họ lo lắng nhất trong căng thẳng giữa Nga-Ukraine là giá xăng dầu trên thế giới và tại Việt Nam đang tăng lên cao. Bởi, chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thời gian vừa qua đã quá cao, khiến doanh nghiệp đạt lợi thuận không cao.

Ngoài khó khăn về xuất khẩu nông sản, căng thẳng Nga-Ukraine còn khiến các doanh nghiệp lo lắng bởi sẽ ảnh hưởng đến giá phân bón thời gian tới. Thời gian vừa qua, giá các loại phân bón ở trong nước đã và đang leo thang. Các doanh nghiệp phân bón lo ngại, căng thẳng Nga – Ukraine sẽ khiến giá phân bón tiếp tục tăng.

*Nguồn: Tổng hợp

 

 

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon