Blockchain có thể ảnh hưởng như thế nào đến Logistics và ngành Vận tải?
>
>
Blockchain có thể ảnh hưởng như thế nào đến Logistics và ngành Vận tải?

Blockchain có thể ảnh hưởng như thế nào đến Logistics và ngành Vận tải?

Vận tải là một mảng lớn của nền kinh tế toàn cầu, chiếm 12% dòng tiền, và đặc thù của ngành này là có rất nhiều bên tham gia: chủ hàng, hãng vận tải, hải quan và các công ty cung cấp nhiên liệu cho xe tải, máy bay, tàu hỏa, v.v. Vì vậy, kéo theo đó sẽ có vô vàn giao dịch liên quan xảy ra trong một lô hàng bất kỳ. Bây giờ, hãy nghĩ về việc phải đợi từ 60 đến 90 ngày để được thanh toán trên từng phân đoạn của mỗi bên tham gia. Thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng Blockchain và hợp đồng thông minh để tăng tốc độ thanh toán? Điều đó càng khẳng định thêm sự tin cậy và tự động hóa, tính minh bạch và loại bỏ những trở ngại, biến cố có thể xảy ra gây “đứt gãy” trong chuỗi cung ứng…

Blockchain là gì?

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau, mở rộng theo thời gian. Các khối thông tin được liên kết với nhau, với các khối trước đó nên được gọi là chuỗi khối (Blockchain). Một cơ sở dữ liệu thường cấu trúc dữ liệu của nó thành các bảng, trong khi blockchain, giống như tên gọi của nó, cấu trúc dữ liệu của nó thành các khối và được xâu chuỗi lại với nhau. Cấu trúc dữ liệu này vốn dĩ tạo ra một dòng dữ liệu thời gian không thể thay đổi khi được thực hiện theo bản chất phi tập trung. Mỗi khối trong chuỗi được cấp một dấu thời gian chính xác khi nó được thêm vào chuỗi.

Một điểm khác biệt chính giữa cơ sở dữ liệu điển hình và chuỗi khối là cách dữ liệu được cấu trúc. Một chuỗi khối thu thập thông tin với nhau thành các nhóm, được gọi là các khối, chứa các tập hợp thông tin. Khi dữ liệu mới đến, nó được nhập vào một khối mới. Khi khối chứa đầy dữ liệu, nó sẽ được xâu chuỗi vào khối trước đó, điều này làm cho dữ liệu được liên kết với nhau theo thứ tự thời gian.

Blockchains được biết đến nhiều nhất với vai trò quan trọng của chúng trong các hệ thống tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin, để duy trì hồ sơ giao dịch an toàn và phi tập trung. Sự đổi mới với blockchain là nó đảm bảo tính trung thực và bảo mật của bản ghi dữ liệu và tạo ra sự tin cậy mà không cần đến bên thứ ba đáng tin cậy. Trong lĩnh vực Logistics, việc ứng dụng Blockchain cũng là mối quan tâm lớn của các tập đoàn công nghệ và Logistics lớn trên thế giới.

Vai trò của blockchain trong Logistics và ngành Vận tải là gì?

Blockchain là một công nghệ lý tưởng bởi tính phù hợp với Logistics và ngành vận tải. Công nghệ Chuỗi khối này được tin rằng chắc chắn sẽ chứng minh được tác động của mình vì mang nó tính chuyển đổi. Về cơ bản, Blockchain là một công nghệ cho phép những người/Công ty thường không thực sự biết hoặc không tin tưởng nhau một cách tự nhiên tham gia vào thương mại.

Hãy nghĩ về bất kỳ chuyến hàng nào: Từ điểm A đến điểm B, sẽ có rất nhiều bên liên quan đến cước phí và cần xem họ cần xem những gì? Chưa hết, có hàng nghìn chủ hàng và hãng vận tải – đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không – cũng như các nhà forwarders, 3PLs, bên cung cấp bảo hiểm, đại lý hải quan và khách hàng… Vì vậy, có nhiều người tham gia thường ít biết về nhau, nhưng họ vẫn có rất nhiều các công việc liên quan và tác động lẫn nhau nhưng không có một tiêu chuẩn hóa và không có phương tiện nào để chia sẻ dữ liệu một cách đáng tin cậy trên mạng những người tham gia này.

Một ví dụ quan trọng khác là vấn đề thanh toán. Với Blockchain, bạn có thể nhúng, gắn vào các hợp đồng thông minh. Bản chất đây là những quy trình tự động hóa thanh toán dựa trên những tình huống đã xảy ra với lô hàng. Vì vậy, các bên đồng ý với hợp đồng và gắn các điều khoản vào Blockchain. Khi các điều kiện được đáp ứng, ví dụ: bên vận chuyển đánh rơi một lô hàng tại một nhà kho nhất định và cả hai bên đều có bằng chứng (về hiệu suất cụ thể), lúc này hợp đồng thông minh sẽ tự động bắt đầu thanh toán.

Về cơ bản, những gì Blockchain tác động chính là sự tin tưởng vào một quy trình minh bạch hơn trên toàn hệ sinh thái Chuỗi cung ứng. Với Blockchain, người tham gia có mọi thứ họ cần biết về các lô hàng và giao dịch của họ, và họ biết thông tin đó là đáng tin cậy vì tính bảo mật của sổ cái phân tán (Distributed Ledger). Xét về những thách thức cùng các khía cạnh về nhu cầu của Logistics và ngành vận tải, Blockchain có thể trở thành một công cụ biến đổi, mang lại rất nhiều các đột quá mới thông qua các lợi ích sau:

1. Blockchain dùng để xác thực dữ liệu dễ dàng

Trong tương lai, với sự hỗ trợ của Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ được tổ chức một cách rõ ràng hơn. Các dữ liệu trên nền tảng Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch của dữ liệu, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở nên dễ dàng hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào EDI hay APIS. Tính xác thực và hợp pháp của sản phẩm sẽ không thể thay đổi trong hệ thống Blockchain mà chưa được sự cho phép bởi các bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán hàng nhằm kiểm chứng về dòng chảy cung ứng.

2. Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển

Kết hợp với IoT và AI, Blockchain sẽ tăng tính hiệu quả một cách mạnh mẽ, và trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp đơn vị vận chuyển xác định được không gian chiếm dụng của các lô hàng, để từ đó xác định phương tiện vận tải phù hợp, mức giá phù hợp. Công nghệ Blockchain giúp duy trì tính vẹn toàn của sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển, đồng thời, ghi lại toàn bộ dữ liệu một cách an toàn trong toàn bộ quá trình vận chuyển. Các dữ liệu thông tin này được truyền tức thì tới hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi, giám sát an toàn và chính xác sức chứa vận tải.

3. Blockchain theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển

Không chỉ giúp xác định được sức chứa hàng hoá của từng phương tiện vận chuyển, Blockchain cũng được áp dụng để giám sát lịch sử hoạt động của từng phương tiện. Dựa vào các thông số, thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống Blockchain, công nghệ Blockchain có thể theo dõi, xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì của phương tiện vận tải. Điều này giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về vận chuyển giao hàng và logistics xác định được mức độ quy chuẩn của phương tiện để lựa chọn cho vận chuyển hàng hoá.

4. Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa phương tiện và phương tiện

Hiện nay, đã có nhiều công ty trong ngành triển khai công cụ V2V (Vehicle to Vehicle Communications) giúp nhiều phương tiện vận tải liên lạc với nhau giống như một đội. Bởi thế, khi Blockchain cùng IoT kết hợp với V2V, hỗ trợ việc lưu trữ dữ liệu và liên kết liên lạc giữa các phương tiện sẽ giúp hợp lý hoá hoạt động vận chuyển ở quy mô toàn cầu. Ví dụ như sắp xếp dữ liệu các cuộc hội thoại này một cách hợp lý, giúp chúng được bảo mật, minh bạch để hoạt động vận chuyển trở nên an toàn hơn.

5. Blockchain Smart Contract giúp giảm chi phí, loại bỏ lỗi và các thủ tục trung gian

Tình trạng các bên trung gian can thiệp vào hoạt động vận chuyển hàng hoá, cũng như các thủ tục hành chính như thuế quan, điều khoản hợp đồng là không hề mới trong ngành logistics. Theo thống kê, các bên bán trong ngành logistics thường phải chờ trung bình 42 ngày mới nhận được khoản thanh toán. Bởi thế, Blockchain khi ứng dụng trong ngành Logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích điển hình như việc tự động hoá giao dịch khi các hợp đồng thông minh được mã hoá qua Blockchain. Blockchain giúp người mua và bán xác minh lô hàng qua blockchain và giúp người mua có thể chuyển các khoản thanh toán tự động cho bên bán mà không cần tác động của bên thứ ba. Chính điều này cũng đồng thời giúp giảm sự can thiệp của các bên trung gian vào quá trình thực hiện giao dịch, đồng thời, cắt giảm chi phí cũng như rút ngắn thời gian hoàn thành giao dịch. Ứng dụng Blockchain, việc thanh khoản trở nên trôi chảy, nhanh chóng hơn khi mất chỉ 1-2 ngày.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) thì công nghệ blockchain cũng đang có những bước tiến đáng kể và không có dấu hiệu ngừng lại. Trên thực tế, theo khảo sát phát triển Blockchain toàn cầu năm 2021 của Deloitte, gần 76% giám đốc điều hành được khảo sát cho biết họ kỳ vọng tài sản kỹ thuật số sẽ là giải pháp thay thế vững chắc cho hình thức trao đổi tài sản toàn cầu trong 5-10 năm tới. Với việc sở hữu những lợi ích tiềm năng đem lại trong việc quản lý và giám sát thông tin hoạt động rõ ràng, hỗ trợ tối ưu vận hành, Blockchain là một công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0…

*Nguồn: Forbes.com

Bắt đầu nhập và nhấn Enter để tìm kiếm

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

+84 286 6508 307
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon